Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến
Ngày đăng: 01/05/2014

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 4 tháng đầu năm 2014, lượng bắp nhập khẩu lên đến 2,04 triệu tấn, giá trị nhập khẩu là 526 triệu đô la Mỹ, tăng 3 lần về lượng nhưng chỉ tăng 2 lần về giá.

Brazil, Ấn Độ và Mỹ vẫn là ba nguồn cung chính mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm lần lượt 64%, 13,3% và 11,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Khối lượng nhập khẩu bắp nêu trên có thể xem là đột biến vì trong cả năm 2013, lượng bắp nhập khẩu chỉ đạt 2,26 triệu tấn với kim ngạch 690 triệu đô la Mỹ, tăng gần 40% về lượng và 38% về giá trị so với năm 2012.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, do giá bắp giảm nên doanh nghiệp muốn nhập về để trữ cho sản xuất.

Ngoài mặt hàng bắp, lượng nhập khẩu đậu nành (đậu tương) cũng tăng trong 4 tháng đầu năm lên đến 590.000 tấn, giá trị đạt 345 triệu đô la Mỹ, tăng 47,5% về lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Lượng đậu nành nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm bằng 42% tổng lượng đậu nành nhập khẩu của cả năm 2013.

Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, nơi đang có tổng đàn heo lớn nhất cả nước, việc các doanh nghiệp nhập khẩu bắp, đậu nành với số lượng lớn với giá rẻ là thông tin được người chăn nuôi vì các doanh nghiệp sẽ không thể viện cớ giá nguyên liệu tăng để tăng giá trong những tháng tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ Ngành chăn nuôi đừng để thua trên sân nhà như vụ đùi gà Mỹ

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

11/09/2015
Lối thoát cho nông sản Việt Nam Lối thoát cho nông sản Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

11/09/2015
Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

11/09/2015
Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

11/09/2015
Nông nghiệp chính là tương lai Nông nghiệp chính là tương lai

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.

11/09/2015