Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bán 1 kg hồng Đà Lạt chưa mua nổi cốc trà đá

Bán 1 kg hồng Đà Lạt chưa mua nổi cốc trà đá
Ngày đăng: 07/10/2015

Tại các khu vực trồng hồng trọng điểm tỉnh Lâm Đồng như: xã Xuân Trường, xã Trạm Hành 1  (TP Đà Lạt) và thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương) giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua sỉ từ nhà vườn khoảng  2.000 - 3.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 1/3 so với đầu vụ.

Trước đó khoảng hơn 2 tuần, khi trái hồng vào đầu vụ, giá mua sỉ tại vườn lên tới 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn các năm trước từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá từ 10.000 - 18.000 đồng/kg, hồng Fuji giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích cây hồng này ngày càng bị thu hẹp.

 

Hồng Đà Lạt rớt giá thê thảm.

Ghi nhận tại chợ Đà Lạt, hầu hết các tiểu thương đều cho rằng, đầu vụ giá hồng cao nhưng chỉ duy trì được tầm nửa tháng. Vào chính vụ, các chủ buôn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác bắt đầu hạn chế nhập hàng  khiến giá hồng rớt thê thảm.

Nguyên nhân chính do trái hồng có đặc điểm chín đồng loạt nên mau hư nếu không kịp chế biến và thương lái dễ dàng ép giá người dân. Trong khi tại Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô số lượng lớn mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.

Theo chủ vựa Minh Tuyết, một chủ vựa thu mua lớn tại TP Đà Lạt: trái hồng năm nay được mùa nhưng giá thấp thê thảm, giá cứ thấp dần sau nhiều năm. Phần lớn khách hàng bây giờ không chuộng quả này lắm vì không để được lâu, thị trường chủ yếu là nội địa nên giá rất bấp bênh.

Hồng bán tại vườn giá chỉ hơn 2.000 đồng/kg.

Ông Hồ Văn Sáu (thị trấn D’ran,  Đơn Dương) cho biết, gia đình ông có 1ha hồng trồng xen canh cây cà phê đã đến thời kỳ thu hoạch, thương lái thỏa thuận mua cả vườn với giá 2.000 đồng/kg để họ tự thu hoạch, thậm chí là 1.000 đồng/kg hồng đối với những cây quả nhỏ, không đạt chất lượng.

Dù giá thấp nhưng gia đình ông Sáu vẫn phải bán vì trái hồng không để được lâu. Với mức giá này người nông dân chỉ lắc đầu tự an ủi “thôi thì lấy công làm lãi”.

Giá hồng thấp thê thảm nên nhiều gia đình đã hạn chế diện tích trồng hồng hoặc chỉ xen canh giữ làm bóng mát cho cây cà phê,  hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước.


Có thể bạn quan tâm

Ớt Xuân Trì Tìm Đường Xuất Ngoại Ớt Xuân Trì Tìm Đường Xuất Ngoại

Những ngày này ở làng Xuân Trì (xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, Hải Dương), những thửa ruộng ớt cuối cùng đang được bà con nhổ hết để chuyển sang cấy lúa.

22/02/2012
Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC Làm Giàu Nhờ Chuyên Đề Kinh Tế VAC

Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị

25/03/2011
Ngành Chăn Nuôi Trước Những Khó Khăn Kép Ngành Chăn Nuôi Trước Những Khó Khăn Kép

Năm 2011, ngành chăn nuôi đặt mục tiêu giá trị sản xuất tăng 7,5-8% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 30-32% trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng cao, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, nguy cơ người chăn nuôi bỏ chuồng đang trở thành thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành

30/03/2011
Chảy Máu Chất Xám Chảy Máu Chất Xám

Tại Bình Định, không một hoạt động nào liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà không có KNVCS. Công việc ngập đầu là thế, nhưng 1 tháng làm việc của họ chỉ bằng nông dân bán 1 buồng chuối.

23/02/2012
Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ? Dịch Hại Mới Trên Cây Có Múi ?

Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng có diện tích vườn cây ăn trái gần 14.000 ha, trong đó diện tích cây có múi chiếm khoảng 6.500 ha. Cây có múi được phân bố ở vùng có địa hình trung bình và vùng trũng của huyện. Hai loại cây có múi là bưởi Năm Roi và cam sành.

24/02/2012