Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)
Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.
Trong niên vụ 2011-2012, Sông Hinh có gần 4.000ha mía, trong đó Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đầu tư 3.650ha, năng suất bình quân đạt 56 tấn/ha, tăng 2,5 tấn/ha so với niên vụ trước; tổng sản lượng mía nguyên liệu đạt được hơn 221.000 tấn. Về cây sắn, toàn huyện trồng gần 8.000ha, vượt kế hoạch trên 2.600ha; năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Tuy nhiên, do giá mua sắn nguyên liệu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng đã dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn thấp. Mặt khác, việc mở rộng diện tích sắn ồ ạt không theo quy hoạch dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm có thời điểm gặp khó khăn. Các ngành chuyên môn ở huyện đã nhiều lần khuyến cáo nhưng diện tích trồng sắn vẫn tăng, trong khi đó mức độ đầu tư thâm canh cây sắn vẫn chưa được nông dân chú ý.
Từ những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại hạn chế, huyện Sông Hinh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong công tác sản xuất, điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2012-2013 với những giải pháp cụ thể: Mở rộng diện tích mía 5.500ha, ổn định diện tích sắn 6.500ha. Vận động nhân dân tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng bằng biện pháp thâm canh. Tăng cường công tác quản lý, điều hành nguyên liệu mía, sắn chặt chẽ, sát địa bàn. Tuyên truyền vận động nhân dân trồng mía, sắn ký kết hợp đồng đầu tư trước khi trồng và cam kết thực hiện bán nguyên liệu theo đúng hợp đồng.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình ông Lê Quốc Hùng ở thị trấn Bút Sơn huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi lợn rừng được ba năm nay. Hiện nay, trại lợn rừng của ông Hùng đã có tới hàng chục cặp lợn rừng bố mẹ tham gia sinh sản, vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm. Đến nay trại lợn rừng của gia đình ông đã ngày một phát triển, mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm con giống, mang lại nguồn thu đáng kể so với một số ngành nghề khác.
Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.
Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.
Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.
Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.