Bán 1 kg hồng Đà Lạt chưa mua nổi cốc trà đá
Tại các khu vực trồng hồng trọng điểm tỉnh Lâm Đồng như: xã Xuân Trường, xã Trạm Hành 1 (TP Đà Lạt) và thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương) giá hồng giòn, hồng trứng các loại được chủ vựa thu mua sỉ từ nhà vườn khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 1/3 so với đầu vụ.
Trước đó khoảng hơn 2 tuần, khi trái hồng vào đầu vụ, giá mua sỉ tại vườn lên tới 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn các năm trước từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg.
Trong khi đó giá hồng giòn, hồng trứng, hồng tam hải tại chợ Đà Lạt được bán với giá từ 10.000 - 18.000 đồng/kg, hồng Fuji giá khoảng 20.000 - 25.000 đồng/kg nhưng rất hiếm hàng vì diện tích cây hồng này ngày càng bị thu hẹp.
Hồng Đà Lạt rớt giá thê thảm.
Ghi nhận tại chợ Đà Lạt, hầu hết các tiểu thương đều cho rằng, đầu vụ giá hồng cao nhưng chỉ duy trì được tầm nửa tháng. Vào chính vụ, các chủ buôn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác bắt đầu hạn chế nhập hàng khiến giá hồng rớt thê thảm.
Nguyên nhân chính do trái hồng có đặc điểm chín đồng loạt nên mau hư nếu không kịp chế biến và thương lái dễ dàng ép giá người dân. Trong khi tại Lâm Đồng hiện chưa có nhà máy bảo quản, chế biến hồng khô số lượng lớn mà chỉ có các cơ sở nhỏ lẻ.
Theo chủ vựa Minh Tuyết, một chủ vựa thu mua lớn tại TP Đà Lạt: trái hồng năm nay được mùa nhưng giá thấp thê thảm, giá cứ thấp dần sau nhiều năm. Phần lớn khách hàng bây giờ không chuộng quả này lắm vì không để được lâu, thị trường chủ yếu là nội địa nên giá rất bấp bênh.
Hồng bán tại vườn giá chỉ hơn 2.000 đồng/kg.
Ông Hồ Văn Sáu (thị trấn D’ran, Đơn Dương) cho biết, gia đình ông có 1ha hồng trồng xen canh cây cà phê đã đến thời kỳ thu hoạch, thương lái thỏa thuận mua cả vườn với giá 2.000 đồng/kg để họ tự thu hoạch, thậm chí là 1.000 đồng/kg hồng đối với những cây quả nhỏ, không đạt chất lượng.
Dù giá thấp nhưng gia đình ông Sáu vẫn phải bán vì trái hồng không để được lâu. Với mức giá này người nông dân chỉ lắc đầu tự an ủi “thôi thì lấy công làm lãi”.
Giá hồng thấp thê thảm nên nhiều gia đình đã hạn chế diện tích trồng hồng hoặc chỉ xen canh giữ làm bóng mát cho cây cà phê, hiện Đà Lạt còn khoảng 80ha hồng, chỉ bằng 10% diện tích so với 5 năm trước.
Related news
Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.
Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TƯ, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Chương trình hành động số 72-CTHĐ/ TU, ngày 31/12/2008 của Tỉnh ủy (khóa XV) Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 của Chính phủ, trong những năm qua, tình hình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả bước đầu rất quan trọng.
Ông Nguyễn Quốc Khẩn (người trồng hoa ở Thánh Mẫu, phường 7, Đà Lạt) cho biết: “Ngày lễ tình nhân chỉ có hoa hồng tăng giá đột biến, nhưng ngày lễ Phụ nữ Việt Nam 20.10, thì các loại hoa đều tăng giá, người trồng hoa phấn khởi lắm”. Riêng hoa hồng, do nhiều vườn hoa ở Đà Lạt bị bệnh quăn lá, thối nụ, khiến sản lượng giảm sút hơn mọi năm.