Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau An Toàn Ở Tâm Thắng Đang Gặp Khó

Rau An Toàn Ở Tâm Thắng Đang Gặp Khó
Ngày đăng: 24/04/2014

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Thời gian đầu, được sự hỗ trợ về vốn, giống, phân bón và tập huấn kỹ thuật của các ngành chuyên môn nên việc sản xuất rau an toàn của bà con đi vào quy củ và khá hiệu quả. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến nay, sản phẩm của đơn vị đã không thể cạnh tranh được với các sản phẩm thông thường trên thị trường, khiến sản xuất lâm vào cảnh khó khăn.

Theo ông Vũ Thế Hiện, tổ viên Tổ hợp tác rau an toàn xã Tâm Thắng thì hiện nay lượng rau xanh từ các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Lắk nhập vào địa phương với khối lượng khá lớn và đa dạng sản phẩm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, súp lơ...

Trong khi đó, các hộ trồng rau an toàn của tổ chỉ sản xuất được các loại rau ăn thường như cải xanh, xà lách, bồ ngót… Còn về khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, địa phương cũng đã bố trí cho Tổ hợp tác rau an toàn một sạp bán hàng tại chợ thị trấn Ea T’ling và được trang trí bảng hiệu, nhân viên bán hàng bài bản, nhưng vẫn không thu hút được người mua.

Theo ông Nguyễn Nam Cường, Tổ trưởng Tổ hợp tác rau an toàn Tâm Thắng thì do vị trí cửa hàng bán rau nằm sâu trong khuôn viên chợ lại chen lẫn giữa các sạp hàng bán thịt, cá nên gây khó khăn cho việc thu hút người mua rau xanh.

Mặt khác, giá bán rau an toàn bao giờ cũng cao hơn rau thông thường, nên khi mới thành lập, Tổ hợp tác cũng hướng đến số lượng khách hàng tiềm năng là đội ngũ cán bộ công chức của huyện, các trường học bán trú, các bếp ăn tập thể khu công nghiệp Tâm Thắng… nhưng hầu như các khách hàng này đều không mặn mà với rau an toàn tại địa phương.

Đơn cử, ngay trong khu vực sản xuất rau an toàn của thôn 4 có đến 2 trường mầm non bán trú, hàng ngày tiêu thụ một lượng rau rất lớn, nhưng chưa bao giờ sử dụng rau của Tổ hợp tác. Trước khó khăn trong sản xuất, một số tổ viên đã chuyển đổi đất trồng rau sang trồng cỏ để nuôi bò.

Thực trạng này cho thấy, nếu như nhận thức của người tiêu dùng chưa có sự thay đổi thì việc sản xuất rau an toàn khó tồn tại do kém hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Hà Nội Xuất Hiện Cúm Gia Cầm Hà Nội Xuất Hiện Cúm Gia Cầm

Tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có hàng ngàn con vịt chết do cúm gia cầm H5N1. Cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tiêu huỷ gần 3.000 con. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội.

02/03/2012
Trồng Vải Thiều VietGAP Trồng Vải Thiều VietGAP

Nhằm nâng cao giá trị cây vải, mang lại hiệu quả cho người dân, hướng tới xuất khẩu, UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đề án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà, đảm bảo ATVSTP theo quy trình VietGAP”.

04/05/2012
Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội Triệu Phú Mía Đường Ở Hòa Hội

Sinh ra trong một gia đình đông anh em ở vùng đất bán sơn địa thuộc xã Hòa Định Tây (huyện Phú Hòa), năm học lớp 10, Vũ phải nghỉ học giữa chừng vì cha bệnh nặng. Để có tiền phụ giúp gia đình và nuôi các em ăn học, Vũ phải bươn chải kiếm sống bằng cách theo các cô bác trong làng buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản

09/12/2011
Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm Nuôi Cá Tai Tượng, Lãi 500 Triệu/năm

Khi thu hoạch cá xong ao phải được cải tạo thật kỹ bằng cách: tháo cạn nước ao, vét lớp bùn đáy, diệt cá tạp, bón vôi, phơi đáy ao lâu hơn so nuôi các loài cá khác (phải trên 10 ngày), lấy nước vào ao, dùng hóa chất xử lý nước để ổn định môi trường nước

01/01/2012
Thu Gom Lá Vải: Giấu Nhẹm Vì Thu Gom Lá Vải: Giấu Nhẹm Vì "Bí Mật Kinh Doanh"

Việc một công ty lập đại lý, rồi thuê người đi lùng mua lá vải, nhãn khô ở Bắc Giang, Hải Dương đang gây xôn xao dư luận những ngày qua. Nhiều người lo ngại, việc gom lá khô đem bán trước mắt có thể mang lại một ít lợi ích, nhưng lâu dài hậu quả sẽ rất khó lường

10/12/2011