Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Cá Ngừ
Từ đầu vụ đến nay, tỉnh Phú Yên khai thác trên 1.900 tấn cá ngừ đại dương, gần bằng 42% sản lượng của cả năm 2013. Đặc biệt, trong hai tuần qua, ngư dân Phú Yên trúng lớn cá ngừ đại dương với khoảng 70% tàu cá có lãi. Mỗi chuyến biển dài ngày, một tàu cá đánh bắt được bình quân từ 1,5 đến ba tấn cá ngừ, sau khi trừ chi phí, mỗi tàu thu lãi từ 100 đến 170 triệu đồng. Nhờ vậy mà mỗi thuyền viên đi biển trong khoảng thời gian một tháng cũng có thu nhập từ năm đến sáu triệu đồng.
Phú Yên có 1.005 tàu công suất từ 90 đến 450 mã lực, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa. Từ khi có Quyết định 48 của Chính phủ đến nay, tỉnh Phú Yên đã giải ngân hơn 95 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân khai thác vùng biển xa. Trong đó, riêng năm 2013 hỗ trợ hơn 40 tỷ đồng cho 827 tàu cá thực hiện 1.096 chuyến biển.
Do giá nhiên liệu tăng, giá cá ngừ giảm từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg so với các năm trước, nên sản lượng khai thác cá ngừ năm 2013 chỉ đạt khoảng 4.500 tấn, giảm hơn 1.500 tấn so với năm 2012. Vì vậy, có thời điểm gần 80% tàu câu cá ngừ đại dương phải nằm bờ do thua lỗ.
Hiện tỉnh Phú Yên đang tổ chức sắp xếp các tàu cá khai thác xa bờ thành những tổ, đội, nhóm nghề; đưa công tác quản lý nghề cá trên biển vào hoạt động để cung cấp kịp thời thông tin khí tượng, dự báo ngư trường; đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và tăng cường hỗ trợ ngư dân bám biển.
Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, đang triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật đánh bắt, bảo quản sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương; tiếp tục lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc tầm xa có tích hợp định vị vệ tinh nhằm bảo đảm thông tin liên lạc giữa ngư dân với các ngành chức năng.
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..
Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.
Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.