Quảng Nam Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Chân Trắng Ven Biển
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm chân trắng lót bạt ven biển tại 2 huyện Thăng Bình và Núi Thành giai đoạn 2014-2018.
Địa điểm quy hoạch tại xã Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình), Tam Hải, Tam Hòa, Tam Tiến (huyện Núi Thành). Tổng diện tích quy hoạch 285,1ha, trong đó diện tích đang nuôi, chỉnh trang lại 205,9ha và diện tích mở mới 79,2 ha.
Sau năm 2018, nếu Nhà nước thu hồi đất sử dụng cho các mục đích khác thì các hộ nuôi tôm phải hoàn trả lại hiện trạng ban đầu mà không được nhận bồi thường công trình...
Có thể bạn quan tâm
Ông Trần Bá Đề, Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên cho biết: Chỉ cách đây vài năm, Noong Hẹt là xã thuần nông. Xác định mục tiêu để phát triển kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới nên việc học nghề và đào tạo nghề phụ cho lao động nông thôn đã được xã Noong Hẹt quan tâm và phát triển.
Với lợi thế về đất đai, đồi rừng, ao hồ, sông suối và nhất là nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, tỉnh Điện Biên xác định tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm... góp phần xoá đói giảm nghèo cho dân.
Cùng với một số huyện trên địa bàn tỉnh, dự án Danida do Chính phủ Đan Mạch viện trợ ở Tủa Chùa đang được triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp địa phương hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Những năm qua, huyện Mường Nhé đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân.
Những năm gần đây Thanh Luông được đánh giá là xã có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhanh và mạnh của huyện Điện Biên.