Bài Học Kinh Nghiệm Từ Dịch Cúm Trên Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Trong 02 kỳ họp trực tuyến liền kề với các sở, ngành tỉnh Trà Vinh và UBND các huyện, thành phố do lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì, nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 và tháng 5/2014, bàn giải pháp những tháng cuối năm… lãnh đạo UBND tỉnh đều nhấn mạnh đến nội dung: Các sở, ngành tỉnh cần tiếp tục tăng cường các giải pháp đồng bộ, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch cúm trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC); kiên quyết không để tái phát dịch.
Cần xác định rõ: Dịch cúm GSGC đã xảy ra trên địa bàn tỉnh vào thàng 02 và 03/2014 làm thiệt hại lớn, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hộ dân…
Để phòng, chống tốt, có hiệu quả, các sở, ngành, đặc biệt là các đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho người dân hiểu những nguyên tắc cơ bản về khoa học-kỹ thuật trong quy trình nuôi GSGC, để phòng, chống, xử lý khi xảy ra dịch bệnh. Từ đó, người dân chủ động, theo dõi, phát hiện, báo cáo kịp thời với địa phương để có giải pháp phối hợp xử lý “bài bản”, đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, tuyệt đối không để dịch cúm lây sang người, đe dọa đến tính mạng.
Tại các cuộc họp này, lãnh đạo UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành Thú y và các địa phương cần thường xuyên triển khai công tác tiêm phòng đàn GSGC. Đối với các đàn GSGC du nhập từ các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng vào địa bàn tỉnh, cần tăng cường công tác quản lý đàn, khoanh vùng để theo dõi.
Giao ngành Y tế tiếp tục theo dõi, giám sát triệt để tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N1 trên người để kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, kiên quyết không để người dân mắc do vi rút cúm A/H5N1.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, dịch cúm trên đàn GSGC sau 06 năm xuất hiện (2006), trong khoảng thời gian này, cơ quan chuyên môn, người dân có “phần nào xao lãng” công tác phòng, chống. Do đó, theo phản ánh từ cơ sở, dịch cúm trên đàn GSGC năm 2014 không phải xuất hiện vào tháng 2/2014 mà vào thời điểm trước, trong và sau tết Giáp Ngọ, ở một số địa phương đã có hiện tượng GSGC chết với số lượng lớn.
Tuy nhiên, người nuôi giữ “bí mật” không khai báo, tự xử lý. Qua tiếp cận với những hộ này, chúng tôi ghi nhận được: Không phải họ thiếu hiểu biết về những tác hại của dịch cúm trên đàn GSGC, càng nguy hiểm hơn khi lây sang người… nhưng giữ “bí mật” là vì quyền lợi của những hộ xung quanh.
Họ cho rằng nếu khai báo đến cơ quan chuyên môn, thì đàn GSGC của những hộ nuôi xung quanh sẽ có khả năng bị tiêu hủy, từ đó, họ tự xử lý bằng nhiều cách, trong đó có một số hộ nuôi vứt xác GSGC xuống sông, kênh, mương rạch… mà nơi đó là nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Vừa qua, khi có chủ trương hỗ trợ thiệt hại đàn GSGC của người dân bị thiệt hại do dịch, nhiều nông dân có GSGC bị chết do dịch, tự hủy cũng báo đến cơ quan chuyên môn, nhưng khi xác minh, làm cơ sở để hỗ trợ thì người dân xung quanh phản ứng mạnh không đồng tình với cách tiêu hủy không đúng cách như đã nêu trên, nên không thể thực hiện hỗ trợ. Đây cũng là bài học cho hộ nuôi, cũng là những hạn chế trong công tác cấp sổ theo dõi nuôi, quản lý đàn ở cơ sở còn lỏng lẻo.
Trong và sau đợt dịch cúm trên đàn GSGC của tỉnh, mỗi xã trên địa bàn tỉnh đều có thành lập Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND (hoặc Phó Chủ tịch) xã làm Trưởng ban, lãnh đạo các ngành đoàn thể, Trưởng ban nhân dân ấp làm thành viên… nhằm vận động, tuyên truyền đến nông dân hiểu được những kiến thức về dịch: Phát hiện, xử lý, phòng trị, phối hợp, báo cáo…
Ngoài ra, trong chiến dịch dập dịch, tỉnh đã huy động toàn bộ lực lượng chuyên môn của ngành, cán bộ nông nghiệp phụ trách công tác thú y tại các xã, phường, thị trấn bám sát địa bàn 24/24 để tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Đặc biệt, còn kết hợp với Trường Đại học Trà Vinh đưa 152 sinh viên hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các huyện, thành phố (thành phố Trà Vinh 12 sinh viên, huyện Càng Long 14, Tiểu Cần 37, Cầu Kè 31, Cầu Ngang 4, Châu Thành 12 và Trà Cú 42 sinh viên)… mong sao lực lượng này được duy trì và hoạt động ngày càng hiệu quả.
Từ thực tế như vừa qua, mong rằng đây là bài học lớn đối với nông dân và cũng là bài học kinh nghiệm trong thực hiện “dân vận khéo”. Cơ sở cần làm cho nông dân hiểu, nông dân tin thì sẽ cộng sự tốt. Ngược lại, khi thiếu am hiểu, sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường.
May mà đợt dịch cúm vừa qua, khi xác GSGC được vứt bừa bãi, nhưng không lây sang người. Đồng thời, tập trung dập tắt trước thời gian dự kiến, ổn định cuộc sống của người dân vùng nông thôn.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.

Những ngày này, bà con nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân. Mặc dù vụ này trúng mùa lớn nhưng nông dân không vui vì giá lúa ở mức thấp. Riêng loại lúa phẩm cấp thấp - IR 50404 thì gần như không bán được.

Hồ chứa nước sông Sào (Nghĩa Đàn - Nghệ An) là công trình thuỷ lợi lớn do Bộ NN-PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ. Hệ thống đầu mối nằm ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, gồm: Đập chính, đập phụ, tràn xả lũ và hai tuyến cống lấy nước.

Môi trường nước thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 11 đến tháng 2 có thể xuống thấp đến 19-23oC và tăng cao vào tháng 4 đến tháng 6, có thể lên đến 30-35o C. Điều đó làm cho cá bị sốc, stress, bỏ ăn, suy yếu...tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Chất lượng nước trong ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước cấp bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho cá bệnh.