Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Giao Mùa

Phòng Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Giao Mùa
Ngày đăng: 17/05/2012

Các yếu tố ảnh hưởng:

- Môi trường nước thay đổi: Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào tháng 11 đến tháng 2 có thể xuống thấp đến 19-23oC và tăng cao vào tháng 4 đến tháng 6, có thể lên đến 30-35o C. Điều đó làm cho cá bị sốc, stress, bỏ ăn, suy yếu...tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, làm cho cá dễ bệnh. Chất lượng nước trong ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước cấp bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho cá bệnh.

- Thức ăn kém chất lượng: Chất lượng thức ăn kém, không đủ dinh dưỡng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển và làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Chăm sóc kém: Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh. Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng...có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi.

- Chất lượng con giống không tốt: Cá có thể đã mắc bệnh từ nguồn giống thả nuôi do chưa được kiểm tra chất lượng, mang sẵn mầm bệnh mà chưa được xử lý diệt trùng, khi cá thả xuống nuôi một thời gian gặp thời tiết thay đổi làm cho mầm bệnh phát triển.

Phòng bệnh cho cá:

- Vệ sinh ao sau thu hoạch và trước khi thả nuôi mới: Dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lấp hết các lỗ mọi, hang hốc xung quanh bờ ao; bón zeofish để tiêu diệt mầm bệnh, ổn định pH và diệt tạp.

- Chất lượng con giống: Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, đồng đều về trọng lượng, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy xước, nên mua giống ở những cơ sở giống có uy tín... Trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 2-3% trong 5-10 phút và phải theo dõi cá trong quá trình tắm. Trong quá trình vận chuyển cá giống nên pha Anti-Shock liều 2,5g / 1lít nuớc vào nước vận chuyển cá.

- Mật độ nuôi thích hợp: Nên thả giống với mật độ thích hợp 25-30 con/m2. Thả cá đúng mật độ để cá lớn nhanh, đồng đều, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, đạt cỡ thương phẩm lớn bán được giá cao, không phải tốn tiền nhiều để mua con giống và thức ăn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng đúng kỹ thuật: Khi cho cá ăn nên để ý đến các yếu tố: Định lượng (cho ăn lượng vừa đủ, tránh để thừa thức ăn), định chất (thức ăn phải bảo đảm chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá), định vị (cho ăn ở nhiều nơi khác nhau, để tất cả cá được ăn thức ăn, tránh xây xát, va đập lẫn nhau), định thời gian (cho ăn theo thời gian nhất định, có thể cho ăn nhiều lần trong ngày nhưng phải có mốc thời gian cho ăn cụ thể) để đảm bảo cho cá khỏe mạnh, hạn chế nhiễm bệnh.

- Chất lượng nước ao nuôi: Ao phải thông thoáng, độ sâu ao nuôi cá thịt 1,2-2m, độ sâu ao ương cá giống: 0,5-1.2m, pH ổn định từ 6,5 – 8,5 tức là nước ao nuôi cá có màu xanh vỏ đậu hoặc xanh lá chuối non là tốt, hàm lượng oxy hòa tan 3-8mg/l, nhiệt độ nước: 28-30oC. Có hệ thống thay nước, gần sông lớn để có thể thay nước dễ dàng, có nguồn nước sạch. Nên xử lý nước định kỳ bằng zeofish liều 4-6kg/m3 nước, mỗi tháng 1lần; sát trùng nguồn nuớc bằng Sundine 57 với liều 1lít /3.000 m3 nước, 2-4 tuần 1 lần.

- Xử lý môi trường lúc giao mùa: Vào mùa mưa, nhất là giai đoạn chuyển mùa nắng sang mưa, ao rất dễ bị xì phèn làm pH nước ao giảm thấp; pH thay đổi đột ngột làm cá bị sốc, giảm sức đề kháng và mầm bệnh dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá. Nên phòng bằng cách: Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao hoặc đào rãnh xung quanh bờ ao rồi rải vôi vào rãnh để ngăn nước mưa mang phèn và chất dơ bẩn từ trên bờ ao xuống. Đồng thời sử dụng zeofish liều 6 kg/100m3 nước, có tác dụng ổn định pH nước và phòng bệnh cho cá.

Trong suốt quá trình nuôi nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất, vì khi cá bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt qui trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho cá. Đặc biệt cần bảo vệ sức khỏe của đàn cá và tăng sức đề kháng cho chúng.Nên trộn Cetafish liều 100g/20kg thức ăn cho cá ăn thường xuyên; xử lý môi trường nước định kỳ 1-2 lần trên tháng bằng zeofish 6kg/m3 nước, Sundine 57 liều 1lít/3.000 m3 nước. Cần phòng bệnh ngoại ký sinh trùng (trùng quả dưa, trùng mỏ neo, nấm thủy mi, rận cá) bằng seaweed 2 tuần 1lần với liều 1lít /1.000 m3 nước.

Có thể bạn quan tâm

Thăng Trầm Chuyện... Nuôi Nhím Thăng Trầm Chuyện... Nuôi Nhím

Đã có thời kỳ, nuôi nhím trở thành đề tài được nhắc tới nhiều trong những câu chuyện làm giàu của người nông dân ở không ít nơi. Tại thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nơi một thời ghi nhận sự “lên ngôi” của con nhím và cũng là nơi điển hình về sự thăng trầm của loài vật nuôi này.

16/07/2014
Quảng Bình “Đánh Cược” Với Cây Cao Su Quảng Bình “Đánh Cược” Với Cây Cao Su

Mặc dù bị cơn bão số 10 năm 2013 tàn phá song hiện vẫn có rất nhiều nông dân ở miền Trung, trong đó có Quảng Bình, vẫn đánh liều với cây cao su…

24/03/2014
Đừng “Phớt Lờ” Việc Đáp Ứng Chất Lượng Nông Sản Đừng “Phớt Lờ” Việc Đáp Ứng Chất Lượng Nông Sản

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

16/07/2014
Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

16/07/2014
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

24/02/2014