Bài Học Kinh Nghiệm Từ Dịch Cúm Trên Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Trong 02 kỳ họp trực tuyến liền kề với các sở, ngành tỉnh Trà Vinh và UBND các huyện, thành phố do lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì, nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội tháng 4 và tháng 5/2014, bàn giải pháp những tháng cuối năm… lãnh đạo UBND tỉnh đều nhấn mạnh đến nội dung: Các sở, ngành tỉnh cần tiếp tục tăng cường các giải pháp đồng bộ, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch cúm trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC); kiên quyết không để tái phát dịch.
Cần xác định rõ: Dịch cúm GSGC đã xảy ra trên địa bàn tỉnh vào thàng 02 và 03/2014 làm thiệt hại lớn, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hộ dân…
Để phòng, chống tốt, có hiệu quả, các sở, ngành, đặc biệt là các đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho người dân hiểu những nguyên tắc cơ bản về khoa học-kỹ thuật trong quy trình nuôi GSGC, để phòng, chống, xử lý khi xảy ra dịch bệnh. Từ đó, người dân chủ động, theo dõi, phát hiện, báo cáo kịp thời với địa phương để có giải pháp phối hợp xử lý “bài bản”, đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật, tuyệt đối không để dịch cúm lây sang người, đe dọa đến tính mạng.
Tại các cuộc họp này, lãnh đạo UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành Thú y và các địa phương cần thường xuyên triển khai công tác tiêm phòng đàn GSGC. Đối với các đàn GSGC du nhập từ các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng vào địa bàn tỉnh, cần tăng cường công tác quản lý đàn, khoanh vùng để theo dõi.
Giao ngành Y tế tiếp tục theo dõi, giám sát triệt để tình hình diễn biến dịch cúm A/H5N1 trên người để kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, kiên quyết không để người dân mắc do vi rút cúm A/H5N1.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, dịch cúm trên đàn GSGC sau 06 năm xuất hiện (2006), trong khoảng thời gian này, cơ quan chuyên môn, người dân có “phần nào xao lãng” công tác phòng, chống. Do đó, theo phản ánh từ cơ sở, dịch cúm trên đàn GSGC năm 2014 không phải xuất hiện vào tháng 2/2014 mà vào thời điểm trước, trong và sau tết Giáp Ngọ, ở một số địa phương đã có hiện tượng GSGC chết với số lượng lớn.
Tuy nhiên, người nuôi giữ “bí mật” không khai báo, tự xử lý. Qua tiếp cận với những hộ này, chúng tôi ghi nhận được: Không phải họ thiếu hiểu biết về những tác hại của dịch cúm trên đàn GSGC, càng nguy hiểm hơn khi lây sang người… nhưng giữ “bí mật” là vì quyền lợi của những hộ xung quanh.
Họ cho rằng nếu khai báo đến cơ quan chuyên môn, thì đàn GSGC của những hộ nuôi xung quanh sẽ có khả năng bị tiêu hủy, từ đó, họ tự xử lý bằng nhiều cách, trong đó có một số hộ nuôi vứt xác GSGC xuống sông, kênh, mương rạch… mà nơi đó là nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Vừa qua, khi có chủ trương hỗ trợ thiệt hại đàn GSGC của người dân bị thiệt hại do dịch, nhiều nông dân có GSGC bị chết do dịch, tự hủy cũng báo đến cơ quan chuyên môn, nhưng khi xác minh, làm cơ sở để hỗ trợ thì người dân xung quanh phản ứng mạnh không đồng tình với cách tiêu hủy không đúng cách như đã nêu trên, nên không thể thực hiện hỗ trợ. Đây cũng là bài học cho hộ nuôi, cũng là những hạn chế trong công tác cấp sổ theo dõi nuôi, quản lý đàn ở cơ sở còn lỏng lẻo.
Trong và sau đợt dịch cúm trên đàn GSGC của tỉnh, mỗi xã trên địa bàn tỉnh đều có thành lập Ban Chỉ đạo, Chủ tịch UBND (hoặc Phó Chủ tịch) xã làm Trưởng ban, lãnh đạo các ngành đoàn thể, Trưởng ban nhân dân ấp làm thành viên… nhằm vận động, tuyên truyền đến nông dân hiểu được những kiến thức về dịch: Phát hiện, xử lý, phòng trị, phối hợp, báo cáo…
Ngoài ra, trong chiến dịch dập dịch, tỉnh đã huy động toàn bộ lực lượng chuyên môn của ngành, cán bộ nông nghiệp phụ trách công tác thú y tại các xã, phường, thị trấn bám sát địa bàn 24/24 để tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Đặc biệt, còn kết hợp với Trường Đại học Trà Vinh đưa 152 sinh viên hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các huyện, thành phố (thành phố Trà Vinh 12 sinh viên, huyện Càng Long 14, Tiểu Cần 37, Cầu Kè 31, Cầu Ngang 4, Châu Thành 12 và Trà Cú 42 sinh viên)… mong sao lực lượng này được duy trì và hoạt động ngày càng hiệu quả.
Từ thực tế như vừa qua, mong rằng đây là bài học lớn đối với nông dân và cũng là bài học kinh nghiệm trong thực hiện “dân vận khéo”. Cơ sở cần làm cho nông dân hiểu, nông dân tin thì sẽ cộng sự tốt. Ngược lại, khi thiếu am hiểu, sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường.
May mà đợt dịch cúm vừa qua, khi xác GSGC được vứt bừa bãi, nhưng không lây sang người. Đồng thời, tập trung dập tắt trước thời gian dự kiến, ổn định cuộc sống của người dân vùng nông thôn.
Related news

Ngày 27.6, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ với sự tham gia trực tuyến của đại diện 63 tỉnh, thành trong cả nước để bàn về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2013 cũng như giải pháp trong 6 tháng cuối năm.

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.