Bắc Kạn Kiểm Soát Chất Lượng Giống Cây Hồng Không Hạt
Nhằm thực hiện tốt quy trình sản xuất giống cây ăn quả hồng không hạt, kiểm soát được chất lượng nguồn giống, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã thực hiện hoạt động xây dựng và kiểm soát chất lượng giống cây ăn quả hồng không hạt.
Được sự hỗ trợ của Dự án 3PAD, mô hình được thực hiện tại xã Bành Trạch (Ba Bể - Bắc Kạn) với 02 cơ sở sản xuất giống tham gia, đó là: Cơ sở sản xuất giống cây trồng Thụ Lan; Vườn ươm thuộc Chương trình 30a với 10 hộ dân tham gia.
Triển khai thực hiện, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã hỗ trợ 02 cơ sở sản xuất giống các vật tư cần thiết ban đầu, như: Tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ chi phí mua cành mắt ghép, hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Sau gần một năm, 02 cơ sở sản xuất giống đã thực hiện tốt các bước của quy trình sản xuất giống cây hồng không hạt ghép như lựa chọn gốc ghép, cành ghép và ghép cây; cách chăm sóc vườn ươm… Qua kiểm tra cho thấy tỷ lệ sống của cây ghép đạt 96,7%, trong đó số cây ghép đủ tiêu chuẩn xuất vườn của hai vườn ươm là 4.350 cây, đạt 108% mục tiêu của mô hình.
Kết thúc các khâu trong chuỗi các hoạt động của mô hình, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản đã xây dựng xong dự thảo quy trình kiểm soát chất lượng, bao gồm các bước kiểm soát cũng như các tiêu chuẩn mà các cơ sở sản xuất giống cây cây ăn quả cần đạt được trong quá trình thực hiện để trình cấp trên phê duyệt...
Có thể bạn quan tâm
Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.
“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.
Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.
Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.