Nâng Cao Sức Sản Xuất Và Hiệu Quả Cho Các Hộ Chăn Nuôi Bò

Ngày 30/7, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm Huế tập huấn về chuỗi giá trị thịt bò cho cán bộ ngành nông nghiệp, thú y các địa phương trong tỉnh.
Đây là hoạt động thuộc dự án “Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam-LPS/2012/062”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR) tài trợ. Tham dự có tiến sĩ Laurie Bonne, chuyên gia nghiên cứu chuỗi giá trị ở Úc và phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Bản, Trường đại học Nông lâm Huế, chủ nhiệm dự án.
Tại buổi tập huấn, tiến sĩ Laurie Bonne giải thích về sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung, đồng thời đưa ra các hướng phát triển có hiệu quả trong hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và bò sinh trưởng thông qua việc cải thiện công tác nuôi dưỡng và quản lý đàn bò.
Tiến sĩ Laurie Bonne cho rằng, tăng cường liên kết thị trường cho các hộ chăn nuôi bò có định hướng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; qua đó xác định phát triển các hình thức trao đổi kiến thức, chuyển giao kỹ thuật nhằm mở rộng phạm vi tác động của dự án đến các hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ ở vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Đây là một dự án mới được triển khai tại 3 tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Ðắk Lắk, kéo dài trong 4 năm (2014-2018). Tại Phú Yên, dự án triển khai nghiên cứu và thực hiện mô hình tại xã An Chấn (huyện Tuy An), nhằm nâng cao sức sản xuất và hiệu quả cho các nông hộ chăn nuôi bò ở đây.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học (hay còn gọi là Mem vi sinh) không chỉ giúp tôm nuôi khỏe mạnh, mau lớn, mà còn tạo ra những sản phẩm tôm chất lượng tốt đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận

Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng

Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.