Nông Dân Bình Tấn Nuôi Lươn Đồng Đạt Hiệu Quả
Những năm gần đây, nhiều người dân ở ấp I, xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi lươn trên cạn. Hiện toàn ấp có khoảng 20 hộ nuôi lươn, mỗi hộ nuôi từ 20 - 30m2.
Ông Nguyễn Văn Mực ở ấp I cho biết, ông đã tận dụng diện tích xung quanh nhà 30m2 để làm bể nuôi lươn. Ông đắp đất xung quanh cao 30cm rồi trải bạt nylon; tạo lỗ thoát nước cho bể và cho đất vào bể; đất cho vào bể nuôi lươn là đất thịt, dày từ 0,3 - 0,4m; mực nước cho vào bể thấp hơn đỉnh cao nhất của khối đất 10cm; trên mặt đất ông trồng cỏ và cây tai tượng tạo môi trường giống thiên nhiên cho lươn.
Anh Phan Văn Trị ngụ cùng ấp, nuôi 2 bể lươn, với diện tích 60m2. Tháng 8 (âl) năm rồi, anh ủ rơm ngoài đồng để xúc lươn về thả nuôi, khoảng 30kg. Thức ăn chủ yếu của lươn là ốc bươu vàng và nguồn cá tạp trên đồng. Sau 4 tháng nuôi, anh tiến hành thu hoạch với tổng sản lượng 300kg, giá bán bình quân 95.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, anh lãi hơn 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Phược - Chủ tịch UBND xã Bình Tấn cho biết, để phát huy hiệu quả của mô hình nuôi lươn trên cạn, thời gian tới, địa phương sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, hỗ trợ vốn cho những hộ có nhu cầu nuôi, tìm đầu ra sản phẩm, đồng thời, tổ chức nhân rộng mô hình này cho 3 ấp còn lại.
Có thể bạn quan tâm
Thành phố Ðà Nẵng có 11 xã thuộc huyện Hòa Vang tham gia xây dựng nông thôn mới. Ðến nay, đã có hai xã Hòa Châu và Hòa Tiến được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện đang phấn đấu trong hai năm 2014 và 2015, đưa chín xã còn lại hoàn thành 19 tiêu chí theo quy định, về đích trước năm năm so với cả nước.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đổi mới căn bản về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, trong đó có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được tiếp tục tháo gỡ...
Ông Anh Quân, nông dân ở xã Xuân Thạnh (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) hồ hởi: “Tôi có hơn 600 gốc ca cao trồng xen với cao su trên diện tích 2 ha, nên vừa rồi dù giá mủ cao su rớt mạnh, nhưng cũng vớt vát lại được hơn 100 triệu đồng nhờ bán quả ca cao tươi”.
Nhiều giải pháp về thuế, vốn vay, chính sách phát triển công nghiệp chế biến sâu sản phẩm cao su… đã được đặt ra tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ cao su nguyên liệu trong nước mới diễn ra tại TP.HCM.
Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 8, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 4,44 triệu tấn, trị giá 2,01 tỷ USD, giảm 9% về khối lượng, và giảm 5,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.