Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu

Ba Điểm Cần Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Nông Thủy Sản Sang Phần Lan Và Bắc Âu
Ngày đăng: 27/10/2014

Ba điểm khi xuất khẩu nông thủy sản sang Phần Lan và Bắc Âu: Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn Châu Âu; An toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà máy chế biến, sức khỏe cho người lao động; Bao bì nhãn mác.

“Việt Nam nên đầu tư cho các thị trường khó tính, đặc biệt là Châu Âu. Nếu đã đáp ứng được thì giá bán sẽ rất cao và ổn định. Hiện nay, ở Phần Lan có xuất hiện hàng nông thủy sản của Việt Nam nhưng hầu hết phải qua khâu trung gian”, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Kimmo Lahdevirta khích lệ. Ông Kimmo Lahdevirta kỳ vọng rằng, khi triển khai dự án sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới (doanh nghiệp – doanh nghiệp) thực tế và hiệu quả hơn từ cách tiếp cận phía chính quyền.

Bắc Âu là khu vực lạnh có tuyết rơi trong thời gian dài trong năm nên nhu cầu nhập khẩu hàng nông thủy sản rất lớn. Trong khi mặt hàng của Việt Nam có mặt ở thị trường từ lâu nhưng cũng chỉ ở dạng xuất khẩu thô qua nước thứ ba, được chế biến lại rồi xuất qua Bắc Âu. Đặc biệt, thủy hải sản rất được ưa chuộng, ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc Dự án Hỗ trợ phát triển xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Phần Lan và Bắc Âu, lưu ý các doanh nghiệp.

Giám đốc công ty Phước Anh (Vĩnh Long), ông Lê Văn Hậu cho biết tỷ trọng hàng xuất khẩu của công ty sang Châu Âu (Bỉ và Hà Lan) chỉ khoảng 20% sản lượng phi lê do năng lực tài chính và quản lý còn yếu. Làm hàng cho khách hàng của Châu Âu phải đầu tư máy móc thiết bị chuyên biệt nên chi phí đội lên khoảng 30%, trong khi phân khúc của công ty là thị trường trung bình và thấp”

Dự án này được triển khai từ năm 2014 - 2016 với kinh phí tài trợ từ phía Phần Lan là 3 tỷ đồng, tập trung tại Hà Nội, TP HCM và ĐBSCL, gồm 3 hoạt động chính: Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp Việt Nam – Phần Lan và Bắc Âu; đào tạo và xúc tiến thương mại.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Ong Mật Nghề Nuôi Ong Mật

Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.

24/01/2014
Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả Mô Hình Gà Đông Tảo Thả Vườn Nông Nghiệp Đô Thị Hiệu Quả

Một chú gà trống trưởng thành có trọng lượng từ 4,5 - 6kg với đôi chân khỏe, dáng hình cao to thể hiện uy lực dũng mãnh, nên rất được dân gian lựa chọn làm lễ vật cúng tế. Thông tin trên các trang mạng cho hay, mỗi chú gà trống trưởng thành có dáng đẹp giá lên tới chục triệu đồng.

24/01/2014
53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã 53 Hộ Dân Được Cấp Giấy Phép Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

24/01/2014
Đụng Lợn Đụng Lợn "Sạch” Ăn Tết

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

24/01/2014
Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP Trồng Rau Sạch Theo Tiêu Chuẩn Viet GAP

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

24/01/2014