Trời Mưa Rét, Rau Tăng Giá Mạnh

Tại Quảng Nam, khác với thời điểm này năm trước, rau rẻ như bèo, nhiều hộ trồng rau không muốn thu hoạch. Nhưng năm nay, các loại rau, củ quả đều trong tình trạng cháy hàng.
Cụ thể giá rau tại các chợ như rau ngót trước đây 3.000-4.000đ/bó nay tăng lên 6.000 đ/bó; cải bẹ, cải thìa, xà lách 8.000đ/kg tăng lên 15.000đ/kg; rau muống 4.000 tăng 6.000đ/bó; rau húng tăng gấp đôi, lên 80.000đ/kg, rau quế tăng lên 50.000đ/kg…
Còn các loại rau củ quả từ Đà Lạt về cũng tăng như cà chua tăng 2.000đ/kg, súp lơ tăng 5.000đ/kg, cải thảo, bắp cải tăng 5.000đ/kg.
Đang thu hoạch ruộng củ cải, bà Lê Thị Hồng, thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình phấn khởi: “Bữa ni bán sướng lắm chú ơi! Loại mô cũng tăng gần gấp đôi, có loại tăng gấp 3, gấp 4 lần. Tui trồng 3 sào rau, hằng ngày thương lái đến đặt hàng liên tục, chứ không như trước phải đem đi chợ bán”.
Chị Nhung, một thương lái thu gom rau đưa lên TP Tam Kỳ bán cũng phải xắn tay nhổ rau cùng bà Hồng, nói: “Cách đây 2 tháng rau nhiều vô kể, tui ra ruộng chọn loại ngon mới mua. Nay rau khan hiếm phải xuống tận ruộng nhổ mới có hàng bỏ cho các mối”.
Được biết, tại vùng rau này năm ngoái, do nhiều người trồng rau dẫn đến bán không ai mua, nên vụ này diện tích giảm mạnh. Phần nữa, nguyên nhân chính là thời tiết năm nay khắc nghiệt, mưa kéo dài, khiến rau phát triển chậm, nhiều hộ dân bỏ đất trống..., nên dẫn tới tình trạng khan hiếm, đẩy giá tăng cao.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trở lại tại nhiều địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, ngành liên quan khẩn trương triển khai mọi biện pháp để nhanh chóng khống chế các ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng; đồng thời ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh trên các địa bàn khác.

Trong những năm gần đây, tại Tây Ninh, nhiều người dân đổ xô mua thỏ về nuôi, kiếm thêm thu nhập. Thời điểm cách đây chừng 5 năm, thỏ có giá, nhiều gia đình có lãi lớn khi nuôi thỏ. Hộ ít nhất cũng dư được 3 triệu đồng, hộ nhiều nhất cũng vài chục triệu đồng mỗi tháng. Thế nhưng, hiện nay, nghề nuôi thỏ đang rất bấp bênh về thị trường, giá cả lên xuống thất thường, khiến người nuôi lao đao.

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...