Khẩn Trương Kiểm Soát Hóa Chất, Kháng Sinh Trong Thủy Sản
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa ra Chỉ thị về việc thực hiện các biện pháp cấp bách kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản xuất và XK thủy sản.
Theo đó, trong thời gian qua, các nước NK liên tiếp cảnh báo các lô hàng thủy sản Việt Nam vi phạm các quy định về hóa chất, kháng sinh không đảm bảo ATTP.
Số liệu thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy EU và Nhật Bản đã cảnh báo 29 lô hàng thủy sản nuôi của Việt Nam về dư lượng Oxytetracycline, EU cũng cảnh báo 18 lô hàng thủy sản nuôi Việt Nam có chất cấm Nitrofurazone.
Cơ quan thẩm quyền EU đã đề nghị phía Việt Nam phải có các biện pháp khắc phục khẩn cấp và thông báo lại cho EU trước ngày 9/1/2015. Nếu không, EU sẽ áp dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả cấm NK thủy sản Việt Nam.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ thị: UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ có vùng nuôi thủy sản XK, chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người nuôi không sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, sử dụng đúng cách thuốc thú y trong danh mục đường phép lưu hành, đặc biệt tuân thủ thời gian ngưng sử dụng thuốc thú y trước khi thu hoạch; tổ chức lực lượng thường xuyên giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lưu thông, mua bán, sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong NTTS, thuốc thú y thủy sản không có tên trong danh mục được phép lưu hành...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh chết cây con: Do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu là nấm Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phytophphthora spp.
Theo Sở NN&PTNT, qua khảo sát, quy hoạch đất trồng lúa tại Bình Định, nhóm đất nhiễm phèn, mặn trung bình và ít khoảng 3.939 ha, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn.
Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.
Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Ngày 11.11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4062/QĐ-UBND về việc khen thưởng thành tích các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2015 (đợt 3).