Cháy Hàng Cây Phát Lộc

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.
Theo quan niệm truyền thống, cây phát lộc là loại cây hội tụ đủ 5 yếu tố phong thủy. Phát lộc mang lại vận khí tốt, đem đến tài lộc cho gia chủ, rất thích hợp để trưng bày tại phòng khách, cửa ra vào, trang trí trên bàn làm việc hay làm quà biếu.
Bởi vậy, những sản phẩm làm từ cây phát lộc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ đầu tháng 9 âm lịch, người dân Minh Tân đã tập trung sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán.
Sản phẩm được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay là tháp phát lộc (thân cây phát lộc được cắt đoạn, ghép thành từng tầng, trông như những tòa tháp).
Theo ông Nguyễn Đăng Nghị - chủ một cơ sở sản xuất tháp phát lộc, nếu những năm trước gia đình ông phải bán đến giáp tết thì năm nay, lượng hàng đã bán hết hoặc đã có khách đặt mua. Hiện tại, ông chỉ làm hàng đã đặt trước, không có sản phẩm bán lẻ ra thị trường.
Sở dĩ phát lộc “cháy” hàng là do thời điểm hiện tại thời tiết lạnh, cây phát lộc khó sinh trưởng, hay bị vàng lá, thối thân.
Để làm được sản phẩm lục bình, nậm bình, tháp phát lộc… phục vụ Tết Nguyên đán, ngoài lượng cây được trồng tại địa phương, người dân còn phải sang Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ mua cây về làm hàng.
Theo đó, giá những sản phẩm làm từ cây phát lộc cũng tăng khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Xuân – người chuyên kinh doanh các sản phẩm từ cây phát lộc cho biết: “Cuối năm, lượng khách mua nhiều nên giá cả cũng tăng theo. Giá tháp phát lộc 5 tầng dao động từ 160.000 – 200.000đ/tháp, những tháp phát lộc từ 13 tầng đều có giá không dưới 2 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cá tra đã thay thế cá ngừ đóng hộp trở thành loài cá được ưa chuộng nhất tại Hà Lan. Theo Ban Tiếp thị Thủy sản Hà Lan, năm 2011 nước này tiêu thụ 5.500 tấn cá tra NK từ Việt Nam, tăng so với 4.600 tấn năm 2010.

Ngắm toàn cảnh khu trang trại nuôi tôm hiện đại, bề thế rộng hàng chục ha nơi cửa biển vùng biên ải Móng Cái, nhiều người không khỏi thán phục tâm huyết, công sức của người chủ nhân.

Từ một sự tình cờ, gấc đến với bà con hai thôn Thạch Bồ, Bắc An (xã Hoà Tiến, Hoà Vang - Đà Nẵng). Tuy nhiên, chính sự tình cờ đó lại là cơ hội đổi đời cho nhiều hộ dân nơi đây. Họ đã giàu lên nhờ gấc.

Beta Agonist là chất dùng để tăng trọng, kích nạc cho thịt lợn, nhưng có thể dẫn đến khả năng gây ung thư cho người tiêu dùng. Vì thế, Beta Agonist đã bị cấm sử dụng cách đây hơn 10 năm. Thế nên, việc một lượng lớn thịt lợn chứa chất tạo nạc Beta Agonist vừa bị phát hiện tại một số tỉnh phía Nam, đã khiến người tiêu dùng lo lắng. Trên thị trường miền Bắc, lượng thịt tiêu thụ đã giảm đi đáng kể chỉ trong vòng 1 tuần qua.