Bà Con Nông Dân Cam Lâm Chuyển Đổi Sang Trồng Xoài Úc
Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.
Hiện trên địa bàn huyện có gần 4000 ha xoài, trong đó, giống xoài địa phương chiếm đến hơn 50% trên tổng diện tích. Theo số liệu thống kê, đến nay, diện tích bà con chuyển đổi đã chiếm hơn 1/3 trong số diện tích xoài địa phương. Hầu hết bà con đều lựa chọn xoài Úc, giống R2E2, với đặc tính trái lớn, thịt dày, ngon, năng suất cao để cấy ghép.
Việc canh tác giống xoài Úc thuận lợi hơn nhiều các giống xoài địa phương, kể cả xoài cát Hòa Lộc. Vụ vừa rồi, mặc dù giá bán các loại xoài khác giảm sút, riêng xoài Úc vẫn giữ mức từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, và dễ tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính khiến bà con ồ ạt chuyển đổi.
Các ngành chức năng địa phương cần có định hướng kịp thời trong việc chuyển đổi giống xoài. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên canh xoài tập trung, theo phương thức tiên tiến, từ đó, giúp bà con có quy trình canh tác cây xoài một cách hợp lý nhất.
Có thể bạn quan tâm
Đã có thú vui nuôi cá đĩa từ năm 1996 nhưng mãi năm 2006, anh Thái Văn Hiếu mới chính thức đầu tư nuôi loại cá này để kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.
Chim khổng lồ - đà điểu là loài dễ nuôi. Để nuôi đà điểu như một nghề mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân thiếu thông tin
Mỗi năm cung ứng cho thị trường trên dưới 10.000 chậu hoa, với giá dao động từ 40 - 400 ngàn đồng/chậu (tùy loại), sau khi trừ chi phí lãi nửa tỷ đồng.
Mô hình nuôi ong mật của gia đình ông Đàm Văn Khoa, tổ 11B, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn mỗi năm thu lãi trên 70 triệu đồng từ tiền bán mật
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu