Bà Con Nông Dân Cam Lâm Chuyển Đổi Sang Trồng Xoài Úc

Vụ xoài năm 2014, bà con trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chịu thiệt hại khá nặng do dịch bệnh, giá cả xuống thấp. Do đó, bước sang vụ xoài mới, nhiều nông hộ ở Cam Lâm đã quyết định chuyển giống xoài địa phương sang giống xoài Úc, nhằm nâng cao thu nhập.
Hiện trên địa bàn huyện có gần 4000 ha xoài, trong đó, giống xoài địa phương chiếm đến hơn 50% trên tổng diện tích. Theo số liệu thống kê, đến nay, diện tích bà con chuyển đổi đã chiếm hơn 1/3 trong số diện tích xoài địa phương. Hầu hết bà con đều lựa chọn xoài Úc, giống R2E2, với đặc tính trái lớn, thịt dày, ngon, năng suất cao để cấy ghép.
Việc canh tác giống xoài Úc thuận lợi hơn nhiều các giống xoài địa phương, kể cả xoài cát Hòa Lộc. Vụ vừa rồi, mặc dù giá bán các loại xoài khác giảm sút, riêng xoài Úc vẫn giữ mức từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, và dễ tiêu thụ. Đây là nguyên nhân chính khiến bà con ồ ạt chuyển đổi.
Các ngành chức năng địa phương cần có định hướng kịp thời trong việc chuyển đổi giống xoài. Đồng thời, nhanh chóng xây dựng các vùng chuyên canh xoài tập trung, theo phương thức tiên tiến, từ đó, giúp bà con có quy trình canh tác cây xoài một cách hợp lý nhất.
Related news

Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội nghị khoa học Tổng kết nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ SX giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2020.

Một trong những loại cây ăn quả được ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn đưa vào cơ cấu giống cây trồng nhằm khuyến khích địa phương mở rộng diện tích là giống hồng không hạt.

Thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát.

Ngày 9/9/2015, Trạm Thú y huyện Đô Lương nhận được thông tin, tại xóm 3, xã Trung Sơn (Đô Lương) có 6 con trâu bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Cuối tuần qua, Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang kết hợp với ĐH Cần Thơ và hơn 50 hộ dân nuôi cá lóc ở ĐBSCL tổ chức hội thảo tìm giải pháp đẩy mạnh chăn nuôi và sức tiêu thụ mặt hàng cá lóc