Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả

Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả
Ngày đăng: 16/10/2014

Xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) trồng hoa màu mùa lũ nhiều nhất huyện với diện tích khoảng 400ha, gồm các loại hoa màu như: cải bắp, dưa leo, ớt, hành lá...

Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.

Vụ này ông Phan Văn Tâm ở ấp Long Hậu, canh tác 6 công đất với 2 loại màu chủ lực gồm hành lá và bắp lai đến nay đã thu hoạch xong nhưng lợi nhuận thấp.

Ông Tâm cho biết: “Hành lá thu hoạch được khoảng 2 tấn/công, nhưng chi phí hơi cao, nên sau khi bán chỉ đủ tiền phân và các chi phí khác. Bắp cũng không khá, bán được 7 triệu đồng/công nhưng thương lái xin bớt 2 - 3 triệu đồng vì họ đi bán không có lời”.

Tại vùng sản xuất rau an toàn xã Long Thuận, giá cả các mặt hàng chủ lực của địa phương vẫn không mấy khả quan. Theo ông Trần Thanh Phú - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau an toàn xã Long Thuận, vụ màu mùa lũ năm nay, diện tích sản xuất 140ha của HTX quản lý đã thu hoạch cơ bản. Trong đó, các loại hoa màu chủ yếu là hành lá và củ cải trắng xuất bán trên thị trường giá không cao.

Khó khăn hiện nay của HTX là chưa tìm được thị trường liên kết sản phẩm do chi phí vận chuyển cũng như đối tác đặt hàng số lượng còn hạn chế, nên sản phẩm làm ra chủ yếu là tự tiêu thụ.

Chính từ cách làm tự sản tự tiêu nên việc cung ứng sản phẩm ra thị trường của nông dân vùng rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hoa màu mùa lũ tương đối hút hàng so với những vụ sản xuất còn lại nhưng giá cả vẫn do thương lái quyết định.

Ông Kha Văn Liến - Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Hơn nửa tháng qua, giá mặt hàng rau củ không cao do thị trường Campuchia ít tiêu thụ, ảnh hưởng phần nào đến đầu ra của bà con. Hiện nay, bà con đã thu hoạch 70% diện tích mà giá quá thấp, từ đó lợi nhuận của bà con không nhiều, thậm chí là lỗ”.

Vụ màu mùa lũ năm nay, toàn huyện Hồng Ngự xuống giống được gần 1.500ha ở các xã cù lao: Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A và Phú Thuận B. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được gần 1.200ha, đạt 80% diện tích xuống giống.

Nếu mọi năm, vụ màu mùa lũ phần lớn có giá, giúp bà con thu lợi nhuận khá thì năm nay giá cả hoa màu mùa lũ cũng bấp bênh như thời điểm chính vụ. Ngoài ra do lũ về thất thường, một số diện tích trồng màu ở khu vực bãi bồi bị nước lũ nhấn chìm gây thiệt hại cho một số hộ sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Cao

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

28/10/2014
Chuỗi Cung Ứng Giúp Nâng Cao Giá Trị Nông Sản Chuỗi Cung Ứng Giúp Nâng Cao Giá Trị Nông Sản

Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.

28/10/2014
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift

Để khai thác hiệu quả diện tích mặt nước và phát triển nghề chăn nuôi thủy sản, Trạm Khuyến nông huyện Phú Bình đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Phú Bình”.

28/10/2014
Ở Cơ Sở Sản Xuất Giống Lợn Lớn Nhất Tỉnh Ở Cơ Sở Sản Xuất Giống Lợn Lớn Nhất Tỉnh

Trong khi đó, đối với chăn nuôi, con giống đóng vai trò rất quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi. Để có được nguồn giống tốt, tỉnh đã duy trì Trại giống lợn Tân Thái, nằm trên địa bàn xã Hóa Thượng hơn 30 năm (nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Giống vật nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT).

28/10/2014
Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến Đánh Giá Hiệu Quả Việc Áp Dụng Canh Tác Lúa Cải Tiến

Thực hiện Dự án này, từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014, Chi cục Bảo vệ Thực vật đã tập trung thực hiện một số nội dung: Tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân; xây dựng các mô hình, các nghiên cứu nhỏ; xây dựng và hỗ trợ nhóm nông dân nòng cốt hoạt động; hỗ trợ nông dân phát triển mở rộng SRI; thông tin tuyên truyền về các hoạt động của chương trình và kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI... nhằm tiếp tục mở rộng việc áp dụng canh tác lúa cải tiến (SRI).

28/10/2014