Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.
Ông Nguyễn Ngọc Khuê là một trong những thành viên của mô hình CLB giống cây trồng xã Bình Thạnh. Nhà ít đất sản xuất lại thiếu vốn và kinh nghiệm làm vườn nhưng nhờ tham gia mô hình năm 2012, ông được CLB hỗ trợ giống ổi đem về trồng.
Đến nay, sau hơn 1 năm thu hoạch, đời sống kinh tế của gia đình ông khấm khá hơn. Ông Khuê chia sẻ: “Trước đây chỉ sản xuất theo kinh nghiệm, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cây trồng, năng suất đạt được không cao. Nhờ tham gia CLB ngoài được hỗ trợ giống cây tốt, tôi được học thêm kinh nghiệm về cách sửa tàn, làm bông, chăm sóc, bón phân...”.
Từ 7 thành viên sáng lập với số vốn huy động gần 50 triệu đồng, đến nay, sau hơn 2 năm hoạt động, số lượng thành viên của CLB đã tăng lên 64 người, rải đều ở 7 ấp trong xã, với tổng vốn huy động hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại, CLB đã tích lũy được vốn hoạt động mà không cần vốn góp của thành viên như trước đây. Ước tính mỗi năm CLB cung cấp gần 36.000 giống cây ăn trái các loại và hơn 40 tấn phân hữu cơ vi sinh đến tay hội viên.
CLB giống cây trồng ra đời đáp ứng nhu cầu cây giống chất lượng của bà con nông dân. CLB cũng làm nhiệm vụ cung ứng phân vi sinh, hữu cơ cho bà con nhà vườn với giá cả và chất lượng tốt nhất, nhằm cải tạo đất và tăng năng suất, an toàn cho cây trồng.
Anh Phạm Minh Cường, một trong những nông dân tham gia mô hình từ khi mới thành lập cho biết: “Khi tham gia mô hình, tôi đã dần dần thay thế phân hóa học cho vườn chanh gần 1ha của mình. Hiệu quả dễ thấy nhất là vườn chanh cho năng suất và chất lượng ổn định hơn, những bệnh thường gặp trên cây có múi ở chanh cũng giảm đáng kể hơn so với khi chưa tham gia CLB”.
Bước đầu thành lập, CLB gặp không ít khó khăn. Thiếu vốn, cộng thêm công tác tuyên truyền vận động thay đổi tập quán của người dân gặp không ít trở ngại do bà con chưa mạnh dạn thay đổi sang phương pháp mới. Tuy nhiên, thông qua các Chi hội Nông dân tại 7 ấp, Hội Nông dân xã Bình Thạnh đã thành lập 8 Chi hội Nông dân gắn với loại cây trồng như: Chi hội hoa kiểng, chi hội làm vườn...
Từ đó, thông qua các buổi họp lệ, Hội Nông dân lồng ghép tuyên truyền đến từng hội viên để cho hội viên nắm và dần dần tham gia vào mô hình. CLB giống cây trồng và phân bón là mô hình đầu tiên trong tỉnh làm nhiệm vụ tập hợp nông dân và gắn lợi ích của nông dân với hoạt động Hội.
Qua đó giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân theo tinh thần của Đề án tái cơ cấu Nông nghiệp mà tỉnh đang triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.