Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Liên Kết Để Vực Dậy Ngành Cá Tra

An Giang Liên Kết Để Vực Dậy Ngành Cá Tra
Ngày đăng: 04/07/2014

Thời gian qua, ngành cá tra gặp rất nhiều khó khăn, như: Thiếu vốn, giá cá tra biến động liên tục, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp…

Để khắc phục tình trạng trên, An Giang thực hiện tái cơ cấu con cá tra với các giải pháp như: Quy hoạch gắn với thị trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tổ chức sản xuất... Trong đó liên kết trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giựt dậy ngành cá tra hiện nay.

Điều này, được thể hiện rõ tại buổi làm việc về tình hình liên kết vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương với Tỉnh ủy An Giang vào đầu tháng 6. Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Vĩnh Tân-Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương đã hoan nghênh An Giang chủ động xây dựng đề án tái cơ cấu ngành cá tra; đánh giá cao mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đối với cá tra mà doanh nghiệp là trọng tâm của tỉnh An Giang và cho rằng đây là cơ sở để An Giang thực hiện có hiệu qủa chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp và liên kết kinh tế vùng Tây Nam Bộ…

Mặc dù, thời gian qua ngành cá tra luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng tỉnh An Giang vẫn xác định đây là sản phẩm chủ lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, giải pháp quan trọng để giựt dậy ngành cá tra đang được tỉnh An Giang quan tâm hiện nay là thực hiện Đề án tái cơ cấu con cá tra, trong đó nhấn mạnh vai trò liên kết của doanh nghiệp và người nuôi trong khâu nuôi, chế biến và xuất khẩu.

Trên quan điểm này, vừa qua tại buổi làm việc với Đoàn công tác Ban kinh tế Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh cho rằng, việc tái cơ cấu nông nghiệp và liên kết vùng là hướng đi đúng, phù hợp thực tế tình hình hiện nay.

Dịp này, tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ sớm có dự án chung cho cá tra vùng ĐBSCL để tăng cường liên kết, trao đổi thông tin sản xuất, quy hoạch, dự báo về thị trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Trong đó, cần hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cá tra, ưu tiên vốn cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, để giựt dậy ngành cá tra, nhiều doanh nghiệp An Giang đã chủ động thực hiện Dự án chuỗi liên kết giá trị cá tra. Trong đó, Dự án chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến - xuất khẩu của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An được tỉnh đánh giá cao về tính liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

Hiện nay, Dự án này đã được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Chi nhánh An Giang ký kết hợp đồng tín dụng cho vay 234 tỷ đồng để thực hiện Dự án. Bà Nguyễn Thị Huệ Trinh-Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An-huyện Châu Thành cho biết: Trong thời gian tới, Công ty sẽ triển khai việc ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân về chuỗi liên kết giá trị cá tra.

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL. Vì vậy, để ổn định nghề cá, vấn đề liên kết giữa "người nuôi - doanh nghiệp sản xuất thức ăn - doanh nghiệp xuất khẩu cá tra - ngân hàng" là hết sức cần thiết. Trong đó, doanh nghiệp xuất khẩu đứng ra làm "chủ xị" liên kết với người hộ nuôi, doanh nghiệp cung cấp thức ăn, và ngân hàng.

Cái lợi của mô hình này, là người dân chỉ cần nuôi gia công nhưng đảm bảo đầu ra và lời khoảng 2.000 đồng/kg; doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng và giá đầu vào biết trước. Nếu làm được như vậy, những khó khăn của cá tra hiện nay sẽ dần được tháo gỡ ổn thỏa.


Có thể bạn quan tâm

Làng Phát Tài Từ Rắn Độc Làng Phát Tài Từ Rắn Độc

Từ thôn thuần nông nghèo nhất xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), đến nay, Bạch Xá đã trở thành địa chỉ hàng đầu nuôi và cung cấp "đặc sản" rắn hổ mang, rắn hổ trâu ở tỉnh này, mang lại tiền tỷ cho không ít hộ gia đình.

19/05/2012
Hà Nam Trước Ngưỡng Vạn Con Bò Sữa Hà Nam Trước Ngưỡng Vạn Con Bò Sữa

Một số huyện ven đô Hà Nội, Vĩnh Phúc- vùng chăn nuôi bò sữa truyền thống của các tỉnh phía Bắc đang đô thị hóa quá nhanh, đẩy dần đàn bò sữa dời khỏi các vùng này. Trong sự dịch chuyển ấy, Hà Nam nổi lên như một tỉnh nuôi bò sữa tiềm năng.

09/03/2012
Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao Trồng Cam Sành Đạt Hiệu Quả Cao

Với 5.000 m2, lãi trên 100 triệu đồng/năm đó là mô hình trồng cam sành của ông Võ Minh Tuấn ở khu phố 10, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh - Phú Yên).

28/06/2012
Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Hồi Vân Nước Lạnh Ở Nghệ An Thành Công Từ Mô Hình Nuôi Cá Hồi Vân Nước Lạnh Ở Nghệ An

Năm 2011, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học Công nghệ Nghệ An, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ đã xây dựng thành công dự án “Nuôi cá hồi vân thương phẩm tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn”

19/05/2012
Những Lưu Ý Khi Nuôi Cá Ao Những Lưu Ý Khi Nuôi Cá Ao

Nuôi cá ao là hình thức phổ biến nhất trong nhân dân. Người ta tính, sản lượng cá ao có khi chiếm tới 70-80% tổng sản lượng cá của cả vùng. Vì vậy, nuôi cá ao có vị trí hết sức quan trọng trong kinh tế ở nông thôn.

29/06/2012