55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP
Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).
Các học viên được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm thâm canh theo VietGAP: Cách lựa chọn địa điểm xây dựng ao nuôi; chuẩn bị ao nuôi; kỹ thuật chọn giống và thả giống; quản lý môi trường ao nuôi; quản lý thức ăn và phương pháp cho ăn; quản lý sử dụng thuốc thú y thủy sản và hóa chất xử lý môi trường; quản lý sức khỏe của tôm; quản lý chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phát triển nghề nuôi bền vững, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 10/7, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chấp thuận cho Công ty TNHH Trang trại Đa Nhim triển khai dự án trồng cây atisô, sản xuất trà atisô và chiết xuất cao atisô tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) trên diện tích 10.370m2 với tổng vốn đầu tư 10 tỷ 356 triệu đồng, thời gian thực hiện là 50 năm.
6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu 2,71 triệu tấn gạo, đạt giá trị 1,13 tỷ USD. Trong đó, An Giang xuất 223.700 tấn gạo, tương đương 101 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 11,3% về giá trị so cùng kỳ. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu giảm là gạo không có thương hiệu nên xuất ở phân khúc cấp thấp, giá bán dưới giá sàn.
Dù năng suất đạt khả quan hơn so với vụ hè thu năm 2014 nhưng giá thành sản phẩm mùa vụ này lại tăng cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài khiến cây lúa phải đối mặt với dịch bệnh, chậm phát triển, người dân phải tốn nhiều chi phí hơn cho đồng ruộng.
Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.
Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.