Chất cấm trong chăn nuôi tràn lan vì chế tài chưa nghiêm

Theo quy định hiện hành, nếu có một con heo bị phát hiện nuôi bằng chất cấm, người chăn nuôi sẽ bị phạt 15 triệu đồng và nếu bị phát hiện 1.000 con heo nuôi bằng chất cấm, thì mức phạt đối với một trang trại cũng không thay đổi, chỉ là 15 triệu đồng.
Bất cập của quy định về xử lý sai phạm trong ngành chăn nuôi được ông Phan Minh Báu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nêu ra với báo giới vào ngày 22-10 xung quanh vấn đề chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện ba chất tạo nạc có bán trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ông Báu cho biết, theo quy định hiện nay, mức phạt hành chính đối với những hộ dân nuôi heo bằng chất cấm chưa có tính răn đe nên mới có chuyện người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi và Đồng Nai là một trong những điểm nóng về vấn đề này.
Điều bất cập khác, theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, là trước đây Bộ NN&PTNT xem chất tạo nạc mà người chăn nuôi dùng là chất cấm, nhưng chính cách xử lý hiện nay, ở một góc độ nào đó, lại chỉ xem chất tạo nạc như một chất được sử dụng có điều kiện.
Lý giải điều này, ông Báu cho biết, theo quy định hiện hành, khi phát hiện heo có chất cấm mà cụ thể là chất tạo nạc, người chăn nuôi phải nuôi tiếp 1-2 tuần để chất cấm đào thải hết rồi mới được bán ra thị trường.
Điều đó giống như xem chất tạo nạc là một chất có sử dụng có điều kiện, nên mỗi khi có đoàn kiểm tra là có thể phát hiện có chất tạo nạc trong heo.
Tuy nhiên, theo ông Báu, trước đây số mẫu phát hiện có chất cấm tại các hộ dân, trang trại chăn nuôi là từ 15-20% nhưng nay do sự kiểm tra của sở nông nghiệp nên tỷ lệ vi phạm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-4% số mẫu kiểm tra.
Tháng trước, đoàn thanh tra của Bộ NN&PTNT đã có những đợt thanh kiểm tra để lấy mẫu kiểm tra và phát hiện heo nuôi của một số công ty lớn đóng trên địa bàn Đồng Nai có nuôi bằng chất tạo nạc.
Ngay sau khi có thông tin này, giá heo hơi trên thị trường có những biến động nhất định, và hiện dao động quanh mức 42.000 - 45.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Từng được Hiệp hội Cà phê thế giới xếp hạng công ty xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất toàn cầu nhưng Vinacafe Buôn Ma Thuột đang lâm cảnh "muốn chết cũng khó" vì nợ khó trả gần 2.000 tỷ đồng.

Mô hình V.A.C là một trong những mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả tại Nông trường Sông Hậu trong nhiều năm trước đây. Đến năm 2008, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thới Hưng tiếp tục kế thừa và nâng chất, mở rộng trong hội viên Hội LHPN xã

Vụ đông năm 2011, Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Nông nghiệp Ỷ La, thành phố Tuyên Quang đã đưa giống khoai tây mới Aladin vào trồng với diện tích 9,5 ha. 50 hộ tham gia tại các đội 2, 10 và đội 12 của phường Ỷ La và Tân Hà tham gia mô hình. Kết quả bước đầu cho thấy đây là giống khoai tây cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Muốn hạn chế tối đa tình trạng chất lượng sản phẩm kém, các hộ nuôi tôm cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng tôm nuôi trước khi thu hoạch, kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý có hiệu quả… TSVN xin giới thiệu một số dạng tôm nuôi bị giảm chất lượng thường gặp trước khi thu hoạch

Do trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, lại được vận chuyển qua đường hàng không, nên trái thanh long trong vườn Ba Tây khi tới tay người tiêu dùng Mỹ ăn vẫn ngon ngọt như mới hái chín ở Việt Nam.