40 năm Tổng Cty Cao su Đồng Nai: Lá cờ đầu của ngành
Đến dự có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai; Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) cùng hơn 500 đại biểu là bà mẹ VN Anh hùng, cán bộ công nhân cao su trong 3 thế hệ.
Từ việc tiếp quản 12 đồn điền và 4 nhà máy sơ chế cao su lạc hậu của các công ty tư bản Pháp để lại với 21 ngàn ha cây cao su, trong đó đến 70% già cỗi, không còn khả năng khai thác, NS trung bình chỉ đạt trên 500 kg/ha; còn 4 nhà máy chế biến mủ thì có 3 cái quá cũ, NS chế biến chỉ có 55 tấn/ngày. Lực lượng lao động lúc đó chỉ còn 5.000 người, trong đó có tới 70% nữ lao động lớn tuổi.
Nhưng đến năm 1985 (sau 10 năm), tổng DT vườn cây đã tăng trưởng lên gần 56 ngàn ha, tăng hơn 2,5 lần so với lúc tiếp quản, số lao động cũng tăng hơn 7 lần, sản lượng khai thác chiếm 50% tổng sản lượng cao su trong nước.
Năm 2014, sản lượng khai thác đạt 30 ngàn tấn, NS bình quân đạt trên 1,7 tấn/ha, lợi nhuận 580 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước 224 tỷ đồng. Mặc dù so với năm 2011, giá bán mủ cao su đã giảm chỉ còn 1/3 (khoảng 30 triệu đồng/tấn) nhưng thu nhập của người lao động vẫn duy trì ở mức bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.
Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.
Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.
Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.
Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.