Trồng Mè Luân Canh Lúa Cho Lợi Nhuận Cao
Ở ĐBSCL, cây mè (vừng) có thể trồng các vụ đông xuân, xuân hè và hè thu hoặc có thể trồng muộn hơn vào đầu vụ thu đông, nhưng cần tránh lúc thu hoạch mưa nhiều gây thất thu.
Những năm gần đây, giá lúa duy trì ở mức thấp do xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn nên việc trồng mè luân canh lúa có thể giúp nông dân có lợi nhuận cao nhờ có đầu ra ổn định.
Ông Nguyễn Văn Sêng ở phường Thới An, quận ô Môn, TP.Cần Thơ là nông dân có mô hình trồng đậu nành và mè luân canh lúa nhiều năm liền cho hiệu quả cao được nhiều nông dân học hỏi làm theo. Ông Sêng cho biết, làm lúa chỉ có lời chút đỉnh vụ đông xuân, còn 2 vụ lúa hè thu và thu đông chi phí cao mà giá bán lại bấp bênh nên lợi nhuận thấp, mấy năm nay toàn lỗ vốn. Được sự tư vấn, hướng dẫn của trạm khuyến nông quận, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng 1 vụ mè luân canh lúa.
“Từ khi chuyển sang trồng mè, tôi thấy việc tiêu thụ dễ dàng hơn, giá cả lại ổn định do nhu cầu thị trường cao, thương lái vào tận ruộng tìm mua. Bình quân mỗi ha mè cho năng suất gần 2 tấn. Sau khi trừ chi phí đầu tư (khoảng 20 triệu đồng/ha), tôi còn lãi từ 30 - 40 triệu đồng/vụ, cao hơn gấp 3 lần trồng lúa” – ông Sêng nhận định.
Ông Trần Thanh Sang - Phó Chủ tịch UBND phường Thới Long, quận Ô Môn, cho biết do hiệu quả cao của việc trồng mè luân canh lúa nên nhiều nông dân, không chỉ ở phường Thới An mà cả phường Thới Long học hỏi làm theo. Ông Sang nhận định: “Cây mè luân canh trên đất ruộng khá phù hợp với thổ nhưỡng ở đây nên bà con dễ canh tác và cho năng suất khá cao, tiêu thụ lại dễ dàng. Xét ở khía cạnh kinh tế thì thay vụ lúa hè thu bằng vụ mè sẽ cho lợi nhuận cao hơn”.
Ông tính toán mỗi công mè (1.000m2) cho thu hoạch khoảng 180 - 200kg, với giá bán 32.000 đồng/kg, sau trừ chi phí thì nông dân còn lời từ 3 - 4 triệu đồng. Trong khi trồng lúa, trường hợp được mùa chỉ thu hoạch được khoảng 600kg lúa. Tính bình quân giá lúa khô 5.000 đồng/kg thì mỗi công lúa nông dân lời chưa tới 1 triệu đồng, nếu so với giá lúa vụ hè thu năm nay thì hầu như lỗ hoàn toàn.
“Vì thế phường đã chủ trương đấy mạnh việc luân canh màu trên ruộng lúa. Toàn phường Thới Long có 860ha đất trồng lúa, hiện nay đã chuyển đổi được 619ha sang trồng 1 vụ mè luân canh. Quận cũng đánh giá đây là một cây màu có triển vọng nên đang đẩy mạnh việc tập huấn kỹ thuật và nhân rộng mô hình này ra toàn quận trong những vụ lúa tới” – ông Sang cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 11-7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai tổ chức thả 250 ngàn con cá giống xuống hồ Trị An.
Năm 2015, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai dự án nuôi tôm quảng canh cải tiến tại ấp Cái Su, xã Hoà Tân. Đây là mô hình trình diễn có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả cao hơn nhiều so với cách nuôi tôm truyền thống…
Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là một khu du lịch hấp dẫn với phong cảnh thiên nhiên vẫn còn giữ nhiều nét hoang sơ, mà còn được biết đến bởi ghẹ ở đây ngon nổi tiếng. Tuy nhiên, ghẹ Trà Cổ hiện đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, đe doạ tới nguồn lợi đặc sản này...
Ngày 12-7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, cùng đại diện các tỉnh ĐBSCL, các nhà khoa học… đến khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà kính ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), do Tập đoàn Việt Úc triển khai.
Kể từ ngày 06/8/2015, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trên lãnh thổ Việt Nam cần áp dụng các quy định tại Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 của Bộ NN và PTNT về quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.