2.600 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Hải Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ngày 20-12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển thủy hải sản ĐBSCL.
Theo Bộ NN-PTNT, cùng lúa gạo và trái cây thì thủy hải sản là thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL. Song việc nuôi trồng, khai thác và phát triển trong thời gian qua chưa như mong muốn. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu nhằm rà soát lại quy hoạch, phát triển thủy hải sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh theo chuỗi sản xuất các ngành hàng thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Trong đó nêu rõ sự cần thiết hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản ĐBSCL và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ.
Từ nay đến năm 2020, ĐBSCL đề xuất 56 dự án mời gọi đầu tư phát triển thủy sản, với tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng, trên các lĩnh vực như: phát triển cá tra, tôm; nhuyễn thể, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản; khai thác đánh bắt hải sản; sản xuất giống; đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực thủy hải sản…
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, huyện Thông Nông có những chính sách hỗ trợ nhân dân thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt nhằm tiến tới sản xuất hàng hoá, trong đó, việc triển khai đồng bộ Chương trình 30a của Chính phủ, đặc biệt là hỗ trợ người dân phát triển mô hình nuôi bò sinh sản góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tính đến thời điểm này, vùng tôm Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) đã có gần 300ha nuôi tôm sú của trên 100 hộ nuôi bị mắc bệnh và thiệt hại nặng. Như vậy đây là năm thứ 2 liên tiếp vùng nuôi tôm Hải Lạng “dính” dịch bệnh.

Việc nhà máy tinh luyện dầu cá cao cấp Sao Mai ra đời là mắc xích quan trọng trong việc khép kín chuỗi nuôi trồng và chế biến cá tra, basa xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tại Đồng Tháp, mô hình nuôi tôm càng xanh đóng vai trò quan trọng thứ hai sau cá tra trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Tận dụng lợi thế thiên nhiên, tỉnh xác định sản xuất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm trong mùa lũ là mô hình phát triển bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi đạt hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân nâng cao thu nhập, từng bước ổn định cuộc sống.