Trung Quốc tung chiêu, thanh long rớt giá thảm
Thanh long loại đạt chuẩn bán nội địa và xuất khẩu giá bán chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng/kg, loại cao nhất cũng ở mức thấp 10.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng lỗ khoảng 4.000 đồng/kg. Giá thấp, lỗ nhưng nông dân buộc phải bán vì nguồn cung hiện nay quá lớn.
Giá thanh long ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ cũng tuột dốc, loại lớn ở mức 7.000 đồng/kg, loại nhỏ chỉ 3.000 - 4.000 đồng/kg. Thậm chí thanh long quá nhỏ, không đạt chuẩn (gọi là hàng dạt) giá chỉ 500 - 1.000 đồng/kg. Điều này lý giải tại sao thanh long đổ đống bán đầy đường ở TP.HCM và bỏ ra 10.000 đồng có thể mua được 3 kg thanh long.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên thu mua thanh long ở Tiền Giang cho hay các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc vẫn ăn hàng nhưng họ mua rất “quái” bằng cách tung ra đội ngũ nhân viên rất lớn xuống tận từng hộ trồng thanh long tìm hiểu hỏi mua.
Đáng chú ý là doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra một mức giá mua thống nhất để từ đó các nhân viên ra giá với nông dân Việt. Mức giá thấp hiện nay cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc ấn định, buộc người trồng phải bán vì không ai mua giá cao hơn nữa.
“Trong khi đó các doanh nghiệp Việt thường chỉ mua qua thương lái nên giá cả và thị trường thanh long do doanh nghiệp Trung Quốc nắm. Nguồn cung nhiều, ít thị trường, người trồng lẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ trông chờ thị trường Trung Quốc nên có hợp đồng là mừng rồi. Thêm nữa, nhiều doanh nghiệp Việt chỉ bán thanh long qua điện thoại, không có hợp đồng, hàng chuyển ra đến cửa khẩu mới nhận tiền nên rủi ro rất cao” - vị đại diện doanh nghiệp này chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Từ việc xác định được thế mạnh riêng, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, đã đạt nhiều kết quả trong công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Để giữ vững danh hiệu văn hóa, nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Chính quyền xã Ba Liên đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho đồng bào Hrê nơi đây cách làm kinh tế và giữ gìn sinh kế bền vững từ mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nhờ đó, không ít hộ dân thoát nghèo và có cuộc sống khấm khá.
Hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hoạt động mua sắm công của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã ưu tiên chọn, sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Sáng 29.10, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức tập huấn giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp cho cán bộ, hội viên nông dân các huyện, thành phố.