Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành cà phê khó đạt mục tiêu xuất khẩu

Ngành cà phê khó đạt mục tiêu xuất khẩu
Ngày đăng: 04/09/2015

Khó khăn chồng chất

Theo báo cáo của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), do giá cà phê từ đầu niên vụ tới nay đều ở mức thấp nên xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. 7 tháng đầu năm 2015, chỉ đạt 792 nghìn tấn với tổng giá trị 1,63 tỷ USD, giảm gần 34% về khối lượng và giảm 33,7% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.

Giá trị xuất khẩu cà phê ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Theo đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), trong tháng 7, giá cà phê trong nước biến động giảm mạnh theo xu hướng giá thế giới. So với cuối tháng 6, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên cuối tháng 7 giảm tới 1.900 đồng/kg xuống còn 35.600 - 36.100 đồng/kg, ngưỡng thấp nhất từ đầu niên vụ đến nay.

Do giá cà phê chưa có dấu hiệu phục hồi nên nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu đều không mặn mà với việc bán ra mà chỉ găm hàng chờ tăng giá. Điều này, dẫn đến lượng hàng tồn kho cà phê ngày một lớn, gây áp lực rủi ro lên tiêu thụ cà phê trong niên vụ mới.

Một khó khăn nữa ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê là do ảnh hưởng từ việc đồng USD tăng giá, đồng nội tệ của nhiều nước sụt giảm mạnh trong đó có đồng VND. Điều này khiến hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước có giá bán cao hơn nên khó cạnh tranh.

Tạo đột phá về chất lượng

Với những khó khăn trên, về lâu dài cần có bước đột phá mạnh mẽ về chất lượng mới có thể nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao cho sản phẩm.

Ông Đoàn Xuân Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối - cho biết: Giống như nhiều loại nông sản chủ lực khác, cà phê xuất khẩu mới chỉ bán ở dạng nguyên liệu, chưa qua chế biến sâu. Các nước nhập khẩu mua sản phẩm về sơ chế, đóng gói, dán nhãn mác, sau đó bán ra thị trường với giá cao hơn nhiều. Về khối lượng xuất khẩu, cà phê Việt Nam chiếm đến 20%, nhưng xét về giá trị chỉ được khoảng 2% thị phần cà phê thế giới. “Muốn ngành cà phê phát triển, có giá trị xuất khẩu lớn, người làm cà phê của Việt Nam phải tìm cách xây dựng thương hiệu riêng” - ông Hòa nhấn mạnh.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Vicofa cho rằng: Đã đến lúc doanh nghiệp phải tập trung nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê, đầu tư mở rộng quy mô, công suất chế biến từ dạng thô sơ sang cà phê bột, cà phê hòa tan... Có như vậy, ngành cà phê mới nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị xuất khẩu.

Tiềm năng xuất khẩu sẽ mở ra đối với cà phê Việt nếu sản phẩm được chế biến với dây chuyền, thiết bị công nghệ hiện đại và có chiến lược mở rộng thị trường mang tính khả thi cao.


Có thể bạn quan tâm

Định hướng dòng vốn tín dụng ưu tiên đầu tư ngành cá tra Định hướng dòng vốn tín dụng ưu tiên đầu tư ngành cá tra

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan…

13/08/2015
Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) đánh bắt cá vào mùa sinh sản Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) đánh bắt cá vào mùa sinh sản

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.

13/08/2015
Sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Sản xuất, kinh doanh tôm tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm

Thời gian qua, các ngành chức năng và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng cố ý đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất. Tuy nhiên, kết quả chưa triệt để, tình hình vi phạm vẫn xảy ra.

13/08/2015
Gần 100% diện tích mía được bao tiêu Gần 100% diện tích mía được bao tiêu

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.

13/08/2015
Sản xuất vụ mùa 2015 cần bố trí thời vụ hợp lý Sản xuất vụ mùa 2015 cần bố trí thời vụ hợp lý

Bước vào vụ mùa 2015, toàn tỉnh gieo trồng 58.230 ha, trong đó cây lương thực 44.650 ha, chủ yếu là lúa với 40.000 ha. Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, tình hình sâu bệnh…việc chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả đang được ngành nông nghiệp tỉnh tập trung quyết liệt…

13/08/2015