2.600 Tỷ Đồng Phát Triển Thủy Hải Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 20-12, Bộ NN-PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và UBND tỉnh Kiên Giang, tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư và thúc đẩy phát triển thủy hải sản ĐBSCL.
Theo Bộ NN-PTNT, cùng lúa gạo và trái cây thì thủy hải sản là thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL. Song việc nuôi trồng, khai thác và phát triển trong thời gian qua chưa như mong muốn. Vì vậy, cần tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu nhằm rà soát lại quy hoạch, phát triển thủy hải sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và đa dạng hóa sản phẩm. Tăng cường liên kết giữa các tỉnh theo chuỗi sản xuất các ngành hàng thủy sản.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030. Trong đó nêu rõ sự cần thiết hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản ĐBSCL và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ.
Từ nay đến năm 2020, ĐBSCL đề xuất 56 dự án mời gọi đầu tư phát triển thủy sản, với tổng vốn hơn 2.600 tỷ đồng, trên các lĩnh vực như: phát triển cá tra, tôm; nhuyễn thể, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản; khai thác đánh bắt hải sản; sản xuất giống; đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực thủy hải sản…
Related news
Lý do tạm ngưng là do khi thực hiện đề án thí điểm thu mua, chế biến cá nóc xuất khẩu, các đơn vị tham gia gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả
Tập đoàn TH vừa long trọng tổ chức lễ tiếp nhận công nghệ chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp của Israel và tri ân đội ngũ chuyên gia của nước này sau 5 năm dự án đi vào hoạt động.
Tính đến cuối năm 2014, toàn tỉnh Đồng Nai có 3.865 ha sầu riêng, sản lượng bình quân đạt gần 28.000 tấn/năm.
Theo báo cáo mới nhất từ Văn phòng Kinh tế nông nghiệp Thái Lan, chính phủ nước này đã hạ thấp dự báo sản lượng thóc gạo vụ chính năm nay, trong bối cảnh nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới này đang phải gồng mình đối phó với tình hình hạn hán nghiêm trọng.