10 Tháng Đầu Năm Nhập Khẩu Trên 1 Tỷ USD Phân Bón

Theo số liệu Bộ Công thương vừa mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu (NK) 3,3 triệu tấn phân bón với giá trị khoảng 1,09 tỷ USD.
Lượng phân bón NK giảm 14,1% về số lượng và 24,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Được biết, mục tiêu NK phân bón trong năm 2014 đặt ra 4,6 triệu tấn với giá trị dự kiến là 1,67 tỷ USD.
Nguyên nhân chính khiến nhu cầu NK phân bón giảm do nguồn cung trong nước tăng cộng với việc Bộ Tài chính tăng thuế NK urê từ 3 lên 6% trong tháng 9.
Qua số liệu của Bộ Công thương cho thấy, trong 10 tháng đầu năm, sản lượng phân đạm urê của cả nước ước đạt 1,82 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2013. Phân NPK đạt hơn 2 triệu tấn, tăng 0,1%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/134593/kinh-te/10-thang-dau-nam-nhap-khau-tren-1-ty-usd-phan-bon.html
Có thể bạn quan tâm

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.