Yên Thế Xây Dựng Thương Hiệu Chè Sạch
Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.
Tại bản Ven, xã Xuân Lương, những đồi chè xanh mướt ngày càng được mở rộng. Bản Ven với hơn 80% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Cao Lan đã quen với việc canh tác theo kiểu "tự cung tự cấp”. Nhưng khoảng 4 - 5 năm trở lại đây được chính quyền các cấp quan tâm vận động bà con chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chọn chè làm cây trồng chủ lực.
Được Nhà nước hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như thấy rõ hiệu quả kinh tế từ cây chè nên đến nay gần 100% hộ trong bản đã gắn bó với cây trồng này. Hộ trồng nhiều 1-2 mẫu, hộ ít cũng vài sào, năng suất chè đạt 6 tấn/ha/năm.
Giá chè cao và tương đối ổn định nên người dân trong bản có thu nhập khá. Bình quân mỗi hộ thu khoảng 4 - 5 triệu đồng/ tháng. Nhiều hộ đã thoát nghèo nhờ cây chè.
Được biết, Xuân Lương có 209 ha chè, chiếm 50% diện tích trồng chè của cả huyện, thu hút hơn 1.400 hộ trồng và 800 hộ thu mua, chế biến. Sau gần 3 năm, huyện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống vô tính, trồng thâm canh cải tạo nương chè già cỗi bằng một số giống chè mới và chế biến chè an toàn.
Đến nay, diện tích chè đã được mở rộng, từ hơn 300 ha năm 2010 lên 423 ha năm 2013, đặc biệt năng suất chè ngày một nâng cao. Do có những lợi thế về điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, chè Xuân Lương thơm và "được nước”, nên tiêu thụ thuận lợi
Để phát huy hiệu quả cây chè, UBND huyện Yên Thế định hướng mở rộng diện tích trồng chè ở 7 xã khác là: Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Tam Tiến, Hồng Kỳ, Đồng Tâm và Phồn Xương. Thực hiện kế hoạch này, huyện chỉ đạo các xã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng chè.
Các cơ quan chuyên môn tích cực hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè theo quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời trích ngân sách hỗ trợ nông dân một phần giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy chế biến chè, bao tiêu sản phẩm, nỗ lực chuẩn bị cho việc đăng ký nhãn hiệu bản quyền chè sạch Xuân Lương vào năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Quê ở Bến Tre - vùng đất có nhiều loại trái cây nổi tiếng, đến vùng đất mới xã Thuận Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lập nghiệp, bốn anh em nhà ông Võ Xuân Sơn đem theo hành trang quý giá là 2 cây bưởi da xanh. Để rồi hôm nay, anh em ông Sơn trở thành triệu phú từ 2 cây bưởi da xanh ấy.
Hồi 7h sáng 5/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 119,7 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc đảo Palawan (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) liên tiếp sụt giảm về sản lượng và diện tích thả nuôi. Tại cuộc hội thảo tổ chức vào ngày 1.11, lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tập trung các điều kiện cần thiết để “cứu” nghề nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới. Hiệu quả thấp
Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.