Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Đi Nào Cho Thanh Long Bình Thuận?

Hướng Đi Nào Cho Thanh Long Bình Thuận?
Ngày đăng: 10/05/2014

Thị trường thu hẹp, giá thanh long sụt giảm, chất lượng giảm thấp đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân.

Hiện nay, người trồng thanh long tại Bình Thuận chưa kịp mừng vì có thêm thị trường mới là New Zealand thì lại phải đối mặt với nguy cơ giá thanh long sụt giảm và dịch bệnh phá hoại.

Từ đầu tháng 5, giá thanh long tại Bình Thuận đã có dấu hiệu sụt giảm trở lại. Hiện các cơ sở thu mua thanh long mua vào với giá từ 15.000 -  20.000 đồng/kg tùy loại. Chất lượng trái thanh long vào cuối mùa điện cũng đã bắt đầu đi xuống do tình trạng đốm trắng và rầy xuất hiện sau đợt mưa vừa rồi.

Thêm nữa, tình hình buôn bán theo đường tiểu ngạch với Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, nhiều xe hàng của Việt Nam đang bị ách tại cửa khẩu nên các doanh nghiệp thu mua chỉ làm cầm chừng hoặc tạm nghỉ chứ không thu mua mạnh như thời gian trước.

Bà Huỳnh Thị Ngoảnh, chủ doanh nghiệp kinh doanh thu mua xuất khẩu thanh long Thành Trung cho biết, doanh nghiệp của bà đang kinh doanh thua lỗ nên chỉ hoạt động cầm chừng. Đón nhận tin có thêm thị trường New Zealand cho phép nhập khẩu thanh long, doanh nghiệp bà không mặn mà lắm vì những tiêu chuẩn quá khó.

“Làm thị trường mới gần như là không thể vì có đến 10 doanh nghiệp cũng khó có thể có 1 doanh nghiệp tiếp cận được. Thứ nhất do tiêu chuẩn quá cao, thứ hai là không có tiền”, bà Huỳnh Thị Ngoảnh nói.

Trong khi đó, ở khắp nơi trong tỉnh Bình Thuận, người dân vẫn tiếp tục trồng mới cây thanh long. Đón nhận thông tin bất lợi về tương lai của thanh long nhưng nhiều người dân vẫn không quan tâm bởi lợi ích trước mắt quá lớn.

Anh Nguyễn Hữu Hoàng, thôn Phú Xuân, xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cho biết, tại các vựa thanh long, bà con vẫn e ngại việc giảm giá, nhưng cuộc sống của bà con nhờ cây thanh long nên vẫn làm.

Anh Nguyễn Văn Sáu, chủ nhân của vườn thanh long hơn 3.000 trụ nhưng không làm hàng điện, chỉ mong chờ vào vụ mùa sắp tới, cho biết, vào đầu vụ, hi vọng giá thanh long giữ ở mức 10.000/kg. Anh Sáu cũng hy vọng có thị trường mới để mở rộng, phát triển trái thanh long.

Diện tích thanh long toàn tỉnh Bình Thuận hiện nay là hơn 20.500 ha, trong đó có  18.600 ha đang cho sản phẩm. Việc có thêm thị trường New Zealand là điều đáng mừng, nhưng thực tế cho thấy, để xâm nhập vào thị trường này hay các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu là rất khó vì phải tuân thủ theo các qui trình sản xuất sạch và chiếu xạ, xử lý dịch hại bằng phương pháp hơi nước nóng…

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay việc phải lo đầu ra, đầu vào và bốn nhà liên kết thế nào để đảm bảo đời sống của nông dân luôn là nỗi trăn trở của các cấp ban ngành trong tỉnh. Tỉnh đang tìm thị trường mới tại Mỹ, Nhật, New Zealand… bởi hiện nay 85% thanh long vẫn xuất khẩu tiểu ngạch đi Trung Quốc.

Vấn đề đặt ra hiện nay là ngoài việc tìm thị trường tiêu thụ mới thì địa phương cần phải quan tâm, điều chỉnh lại diện tích thanh long hợp lí. Vừa qua, các địa phương trong tỉnh cũng đã xử phạt nhiều hộ trồng mới thanh long trên đất lúa…

Thêm vào đó, tỉnh Bình Thuận cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp nâng cao chất lượng trái thanh long, sản xuất thanh long an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap…Có như thế thương hiệu thanh long Bình Thuận mới có thể vươn xa trên thị trường thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mỹ Sơn (Ninh Thuận) Trồng Cây Đu Đủ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện tại, diện tích trồng đu đủ toàn xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) hơn 10 ha, giống đu đủ lùn cao sản. Trong đó, tập trung trồng nhiều tại thôn Phú Thạnh. So với các loại cây trồng khác thì đu đủ là loại cây dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc khá đơn giản.

28/08/2014
Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Các Hoạt Động Hỗ Trợ Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Theo Hội Nông dân tỉnh, thời gian qua, các cấp hội trên địa bàn đã dựa vào thực tiễn của mình để đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

28/08/2014
Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Từ Chế Phẩm Vi Sinh Vật Đa Chức Năng Nhân Rộng Cách Làm Cho Người Dân

Vừa qua, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và thực hành về sản xuất phân bón từ chế phẩm vi sinh vật đa chức năng tại thôn 1, xã Đắk Som (Đắk Glong) và được người dân nơi đây vui mừng tiếp nhận.

28/08/2014
Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển Đầu Tư, Nâng Cao Hiệu Quả Các Công Trình Thủy Lợi Thúc Đẩy Nông Nghiệp Phát Triển

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh thì toàn tỉnh hiện có 200 công trình thủy lợi; trong đó có 94 hồ chứa và đập dâng, 6 công trình trạm bơm, kênh tiêu, kênh tưới, hàng năm, phục vụ nước tưới cho gần 34.000 ha cây trồng các loại, gồm: 5.000 ha lúa nước hai vụ, trên 2.000 ha rau màu, 27.000 ha cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày... chiếm 54% tổng diện tích cây trồng. Trong số đó, nhiều công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả thiết thực.

28/08/2014
Nâng Cao Chất Lượng Sản Xuất Và Kinh Doanh Cà Phê Robusta Nâng Cao Chất Lượng Sản Xuất Và Kinh Doanh Cà Phê Robusta

Ngày 22/8/2014, tại huyện Di Linh, Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao chất lượng sản xuất và kinh doanh cà phê Robusta ở Việt Nam đã họp để đánh giá tiến độ thực hiện dự án và bàn giải pháp để tiếp tục triển khai hoạt động của dự án ở giai đoạn II.

28/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.