Sản Xuất Nhân Tạo Giống Ghẹ Xanh

Trường Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng vừa xây dựng thành công quy trình SX giống nhân tạo ghẹ xanh.
Đây là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ghẹ xanh đang bị khai thác quá mức trong tự nhiên, dẫn đến suy giảm nguồn lợi, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.
Nhóm nghiên cứu đã thực nghiệm quy trình SX giống nhân tạo tại Trại giống hải sản Bến Bèo (Cát Bà). 450 con ghẹ gạch (ghẹ mẹ) khối lượng 150 - 250 gr/con được chọn lọc và chia đều nuôi vỗ thành 3 đợt trong bể xi măng 5 m3, có bố trí 2 - 3 tấm ngói nóc prô-ximăng làm nơi trú ẩn cho ghẹ, 1/3 diện tích đáy lót cát mịn dày 15 cm.
Sau khi vệ sinh, khử trùng trại SX, lấy nước biển vào bể nuôi khi thủy triều lên cao nhất, độ mặn cần đạt trên 30‰. Khi chọn và nuôi vỗ ghẹ xanh có gạch cho đẻ trứng thì chọn ghẹ gạch khỏe mạnh và ở gần vùng SX để tránh thời gian vận chuyển lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe ghẹ.
Sau khi ghẹ gạch đẻ và ôm trứng thì vớt ra nuôi riêng ở thùng nhựa, sau đó tổ chức ương nuôi ấu trùng ghẹ xanh trong bể ương đạt tiêu chuẩn.
Một trại SX ghẹ xanh phải ở gần biển, thuận lợi cho việc lấy nước biển phục vụ SX, gần các khu vực đầm nuôi hải sản để thuận lợi cho việc cung cấp con giống và ghẹ mẹ. Vùng SX tránh xa các nguồn gây ô nhiễm như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt…
Việc SX nhân tạo thành công giống ghẹ xanh mở ra một cơ hội cho ngành nuôi trồng thủy sản Hải Phòng - nơi có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước nuôi trồng. Mặc dù nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh mẽ trên các đối tượng hải sản truyền thống như cá biển và tôm he nhưng nhưng gần đây, do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh nên năng suất, hiệu quả của nghề nuôi các đối tượng này còn thấp.
Trong số các đối tượng nuôi mới, ghẹ xanh là đối tượng nhiều tiềm năng do khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường nuôi. ThS Lương Hữu Toàn, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, các trại giống hải sản hiện có ở Hải Phòng đều đủ khả năng SX ghẹ giống với quy mô khác nhau.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.