Yên Minh, Khó Khăn Trong Sản Xuất Vụ Xuân

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hàng năm, do những yếu tố khách quan về thời tiết, khí hậu, nguồn nước làm cho sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh thường chậm hơn so với các huyện khác từ 10 đến 15 ngày. Năm nay, theo chỉ đạo của tỉnh, ngành Nông nghiệp huyện Yên Minh đã triển khai đến toàn thể bà con trong huyện gieo trồng vụ Xuân sớm hơn mọi năm, theo đúng khung thời vụ của tỉnh để ra. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại việc gieo trồng các loại cây vụ Xuân ở Yên Minh đang gặp rất nhiều khó khăn.
Vụ Xuân năm nay, huyện Yên Minh tập trung chủ yếu vào 3 loại cây là cây lúa, cây ngô và cây đậu tương. Trong đó: diện tích gieo cấy lúa xuân là 450 ha; diện tích ngô là 7.522 ha (gồm ngô xuống ruộng và ngô chính vụ); đậu tương là 310 ha.
Hiện nay, đối với diện tích ngô xuống ruộng và đậu tương, bà con nhân dân đã gieo trồng hoàn thành và vượt kế hoạch huyện đề ra ngay từ giữa tháng 2. Tuy nhiên do thời tiết rét đậm kéo dài, không có mưa xuân nên đến nay cây ngô mới đang trong giai đoạn nảy mầm.
Với diện tích ngô chính vụ, do trên địa bàn huyện từ Tết Nguyên đán đến nay không hề có mưa, thiếu nước nên mới triển khai gieo trồng được 2.245ha/6.867,5ha tổng diện tích, số diện tích còn lại bà con vẫn đang triển khai làm đất kết hợp gieo trồng để đảm bảo hoàn thành trước ngày 5.5. Tuy nhiên, khó khăn nhất trong sản xuất vụ Xuân năm nay ở Yên Minh là việc triển khai cấy lúa xuân. Theo khung thời vụ của huyện đề ra thì đến hết ngày 10.3 toàn huyện phải hoàn thành cấy xong trà xuân muộn.
Tuy nhiên đến nay toàn huyện mới tiến hành cấy được trên 30 ha trên tổng số 450 ha diện tích lúa xuân. Anh Nguyễn Đình Duẩn, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện cho biết: “Ngay từ cuối tháng 1, diện tích gieo mạ chuẩn bị cho vụ Xuân đã được huyện triển khai đủ. Đến nay cây mạ đã đủ tuổi (25-30 ngày tuổi với trà sớm) nhưng vẫn không đủ yêu cầu để cấy.
Nguyên nhân là do thời tiết rét đậm kéo dài khiến cây mạ sinh trưởng chậm chỉ có 3 đến 4 lá, nếu tiến hành cấy sẽ không đảm bảo sự phát triển của cây lúa và năng suất lúa vụ Xuân (mạ đủ điều kiện cấy ngoài đủ số ngày tuổi và phải có ít nhất 4 lá trở lên mới đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa về sau). Cho nên việc hoàn thành cây lúa xuân không thể hoàn thành theo kế hoạch đề ra”. Có thể thấy, tình trạng khô hạn và rét đậm kéo dài trong thời gian qua là nguyên nhân và khó khăn chính trong sản xuất vụ xuân năm nay ở Yên Minh.
Để khắc phục những khó khăn trên, cố gắng hoàn thành gieo cấy kịp khung thời vụ, Phòng NN-PTNT huyện đã phân công cán bộ phụ trách xã tập trung hướng dẫn bà con tăng cường thâm canh cây mạ và chủ động phòng, chống rét cho mạ; điều tiết đủ lượng nước vào đồng ruộng.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, lượng mưa... Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 3 trên địa bàn huyện Yên Minh vẫn không có mưa, không đủ lượng nước, độ ẩm thì vụ Xuân khó có thể hoàn thành đúng khung thời vụ đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Cục Cảnh sát Môi trường phía Nam vừa phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TPHCM kiểm tra hộ ông Trần Minh Thạch (phường Thới An, quận 12) và hộ ông Võ Quốc Quang (huyện Hóc Môn, TPHCM), phát hiện nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm được nuôi nhốt trái phép gồm: 1 sóc đen, 1 kỳ tôm, 7 gà lôi, 1 cầy gấm cực hiếm và nhiều sản phẩm ĐVHD khác như 27kg thịt gấu, chồn, dúi, heo rừng...

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết đã nghiên cứu thành công giống lúa mới vụ Xuân 2014, kết quả thu hoạch lúa vụ Xuân đạt hiệu quả rất rõ rệt về chống đổ, khả năng chịu rét, chống nhiễm bệnh và năng suất đạt cao hơn giống lúa truyền thống từ 5-10 tạ/ha.

Những hộ đang trồng cây thầu dầu cho biết: Trong 4 năm đầu, bình quân mỗi ha chỉ cho mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/ha bởi năng suất còn thấp. Từ năm thứ 4 trở đi, cây thầu dầu phát triển mạnh cho năng suất cao và ổn định thì mức thu nhập đạt 35 - 40 triệu đồng/ha (sau khi trừ chi phí). Nếu so với các loại cây trồng khác trên những vùng đất cằn khô nay đưa vào trồng cây thầu dầu thì hiệu quả cao hơn.

Mô hình thí điểm phục hồi, cải tạo vườn hồ tiêu suy yếu ở thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) sau một năm thực hiện đã cho kết quả tốt. Từ kết quả ban đầu này đã giúp nông dân hiểu rõ các phương cách đầu tư trong trồng tiêu và lợi ích đầu tư thâm canh đưa lại.