Trồng Mận Kinh Tế Cao

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.
Đất trồng mận có độ mùn 2 - 2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đào hố trồng có kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 10 - 15kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng. Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1 - 0,2kg/cây. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.
Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần:
Lần 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước): Ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và đạm nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 - 10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15+TE.
Lần 2 (trước khi cây ra hoa): Bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm lượng phân đạm nhằm giúp cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa thuận lợi. Bón lượng phân có lân cao như DAP từ 1 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE. Có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK (10-60-10) hoặc (6-30-30).
Lần 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích): Cần bón cân đối các chất đa lượng, trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số trái/cây. Có thể bón NPK 16-8-16 + TE hoặc 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.
Lần 4 (trước thu hoạch 1 tháng): Đây là giai đoạn cây tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc và chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm, chất canxi, vi lượng. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.
Có thể bạn quan tâm

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

Khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế là những nội dung được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tổ chức chiều 13.10 tại Hà Nội.

5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, Quảng Ninh là 1 trong 10 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM.

Nằm ở nơi được xem là xa xôi nhất của TP.Hồ Chí Minh, nhưng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu (xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ) lại trở thành điểm sáng của thành phố trong việc hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930-14.10.2015), cùng Dân Việt nhìn lại những cột mốc đáng nhớ của Hội NDVN với những thành tích đáng ghi nhận và tự hào.