Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.
Các cơ quan chức năng đã cử lực lượng đến từng bè nuôi tôm hùm lồng trái phép trên biển, tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ chấp hành việc tháo dỡ và di dời bè nuôi tôm đến nơi quy định (trước đó có sáu hộ tự tháo dỡ); đồng thời kiểm đếm, lập biên bản và dùng tàu kéo bè nuôi tôm của hộ ông Nguyễn Đã, ở phường Đông Hải về cảng Khánh Hội, huyện Ninh Hải để tháo dỡ.
Trước sự kiên quyết của lực lượng cưỡng chế, tính đến 16 giờ 30 phút cùng ngày đã có 12/42 hộ tự nguyện di dời bè nuôi tôm về vùng biển đã được tỉnh quy hoạch.
Chủ tịch UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm Trần Minh Nam, cho biết: “Địa phương tiếp tục tuyên truyền và vận động những hộ còn lại tự nguyện di dời, nếu không chấp hành, chúng tôi kiên quyết cưỡng chế”.
Như NDĐT đã đưa tin, tỉnh Ninh Thuận quy hoạch địa điểm để nuôi tôm hùm lồng tại vùng biển gần bờ biển xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (cách bờ biển Bình Sơn - Ninh Chữ gần bốn hải lý).
Có thể bạn quan tâm

Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, càphê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.

Sáng 6-11, Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt thách thức, cơ hội đã được chỉ ra.

Là hộ nghèo ít đất, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Phương, ngụ ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vươn lên thoát nghèo nhờ cây hẹ.

Từng là vật bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay vỏ ốc bươu vàng đã được người dân ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tận dụng làm phân bón và bước đầu đem lại hiệu quả cao.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã (HTX) đang trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, thị xã Ngã Bảy đang đẩy mạnh phát triển hình thức này nhằm nâng cao giá trị nông sản tại địa phương.