Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau
Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…
Tuy không đưa ra một công thức chung cho toàn tỉnh nhưng vụ Hè Thu 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện U Minh thí điểm mô hình sử dụng công thức bón phân cho cây lúa tại hộ ông Lâm Thành Nhơn, ấp 6, xã Khánh Hòa mang lại hiệu quả cao.
Trung tâm KN-KN tỉnh đưa ra công thức phân để áp dụng trình diễn tại hộ ông Nhơn là: 100kg N + 70 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha. Trung tâm KN-KN hỗ trợ 60 kg lúa giống OM 6976, cấp xác nhận; 65 kg phân supper lân, 33kg Urê, 20 kg Kali và các loại thuốc phòng trừ sâu hại khác được thực hiện trên 0,5 ha.
Cách bón được thực hiện theo quy trình như: bón lần 1: lúa đạt 10 ngày, lần 2: lúa đạt 20 ngày sau khi sạ, lần 3: 40 ngày sau khi sạ với liều lượng được tuân thủ theo quy trình của cán bộ kỹ thuật. Theo ông Nhơn, bón phân cho cây lúa theo công thức này không khó thực hiện, cây lúa phát triển tốt, không bị bệnh và đến giai đoạn lúa trổ chính lá lúa vẫn còn xanh tốt nên giúp cho cây lúa đủ dinh dưỡng để phát triển hạt chắc hơn.
Ông Đỗ Thanh Dân, Phó phòng Nông nghiệp huyện U Minh cho biết: “Mô hình và cách làm này hoàn toàn mới đối với người dân trong huyện. Tuy việc tính toán công thức phân bón cũng như đưa ra công thức chung cho toàn huyện chưa thể khẳng định được nhưng mô hình trình diễn mang ý nghĩa lớn. Đặc biệt, mô hình đã xác định được lượng phân bón của từng loại cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa nên chắc chắn giảm được chi phí trong vụ sản xuất”.
Ông Lê Minh Trí, hộ sản xuất lúa liền kề cho biết, ở vụ lúa Hè Thu này, ông bón phân cho 7 công tầm lớn: 3 bao Ure, 2 bao DAP, 2 bao NPK 20-20-15. Nhưng xét thấy lúa vẫn không phát triển tốt nên tiếp tục bón thêm để cải thiện về năng suất. Đến giai đoạn lúa trổ chính lá lúa bị cháy và năng suất chỉ đạt từ 25 – 27 giạ/công và chi phí phân bón và thuốc trên 5 triệu đồng/công.
So sánh với liều lượng phân bón sử dụng trong mô hình, và quá trình phát triển của lúa, các ngành chức năng và nông dân đều khẳng định hiệu quả của công thức bón phân cho cây lúa được trình diễn tại hộ ông Nhơn.
Ông Lý Minh Chiến, nông dân ấp 6, xã Khánh Hòa nhận xét, mặc dù đầu vụ bị ảnh hưởng của nắng hạn và mưa cục bộ, lúa bị sâu cuốn lá gây hại nhiều nhưng đến giai đoạn lúa trổ chin, ông thấy lúa vẫn phát triển tốt, đặc biệt là lá lúa vẫn còn xanh. Năng suất thu hoạch của mô hình này là không dưới 30 giạ/công. Ông thấy hiệu quả của việc áp dụng công thức phân bón này khá rõ, nông dân trong ấp sẽ áp dụng công thức này vào vụ 2 tới.
Trong quá trình thực hiện mô hình nông dân được tập huấn kỹ thuật chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới, có sự tính toán từ công thức phân nguyên chất để xác định được số lượng phân thương phẩm cần bón cho lúa tương đối, hiệu quả và tiết kiệm. Đây là điểm mới mẻ so với trước đây bà con chỉ bón theo ý muốn. Vì vậy, không hoạch toán được chi phí sản xuất, không biết được phân bón nào cần thiết để cho cây lúa cần hấp thu sinh trưởng phát triển theo từng giai đoạn. Đồng thời tránh tình trạng bón thiếu chất này thừa chất kia không cân đối, gây sâu bệnh tốn nhiều chi phí. Có thể nói đây là một cách xác định công thức phân cho từng vùng tương đối để khuyến cáo cho nông dân tiến tới áp dụng sản xuất và nhân rộng trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.
Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.