Xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng giao thương

XTTM giúp mở rộng giao thương
Theo báo cáo của các Trung tâm XTTM địa phương, 6 tháng đầu năm, các trung tâm đã tổ chức hơn 300 chương trình XTTM (tăng 10% so với năm 2014) với tổng kinh phí hơn 76,4 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ kinh phí từ Chương trình XTTM quốc gia là 10,74 tỷ đồng). Các chương trình XTTM thực hiện bao gồm tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm, đào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin thương mại, tổ chức phiên chợ hàng Việt, tham dự các hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài, XTTM qua kênh thương mại điện tử...
Ngoài ra, các đơn vị XTTM còn triển khai trên 71 phiên chợ khác nhau, trong đó, có 26 phiên được hỗ trợ từ nguồn ngân sách Chương trình XTTM quốc gia, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3 tỷ đồng, thu hút gần 1.736 lượt DN tham gia với giá trị giao dịch trên 41 tỷ đồng.
Bà Bùi Thị Thanh An- Phó Cục trưởng Cục XTTM, Trưởng đại diện văn phòng Cục XTTM tại TP.Hồ Chí Minh- cho biết, ngoài hoạt động hỗ trợ XTTM từ các địa phương, trong 6 tháng qua, Văn phòng Cục đã tổ chức thành công 8 đoàn DN với khoảng 100 DN nước ngoài (Ý, Hàn Quốc, Malaysia, Cuba, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ…) làm việc, giao thương, XTTM, tìm kiếm đối tác tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng thời tạo cơ hội cho các trung tâm XTTM, các hiệp hội ngành hàng và hơn 500 DN khu vực phía Nam học hỏi kinh nghiệm, mở rộng đầu tư và thương mại với các DN nước ngoài…
Đẩy mạnh XTTM các tháng cuối năm
Nhiều DN cho rằng, kinh phí hoạt động của các trung tâm XTTM vẫn còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm cho các hoạt động có quy mô và chiều sâu. Thêm đó, DN ở các địa phương chủ yếu là các DN nhỏ và vừa, năng lực tài chính và quản lý kinh doanh còn yếu, chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vai trò của các hoạt động XTTM, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM thời gian tới, bà Bùi Thị Thanh An đề nghị các địa phương cần kết hợp nguồn vốn trung ương và địa phương vào XTTM. Đẩy mạnh hoạt động liên kết, mỗi địa phương cần tập trung phát triển sản phẩm thế mạnh thu hút DN.
Có thể bạn quan tâm

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.