Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải Thiện Chất Lượng Tương Lai Cho Vùng Cà Phê Lâm Đồng

Cải Thiện Chất Lượng Tương Lai Cho Vùng Cà Phê Lâm Đồng
Ngày đăng: 23/09/2014

Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Từ đó, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tiếp tục thực hiện mô hình “Sản xuất cà phê chè bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên” tại xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt và xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, hai vùng cà phê chè có giá trị cao của Lâm Đồng.

Cà phê, như các loại nông sản khác, cũng phân chia giá trị theo phương pháp canh tác an toàn hay chưa an toàn. Với cà phê Việt, hiện cà phê sản xuất theo bộ tiêu chuẩn UTZ Certified - Chương trình chứng nhận toàn cầu về sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có trách nhiệm và tiêu chuẩn 4C được đánh giá là đem lại những hạt cà phê có giá trị cao trong nội tiêu và xuất khẩu.

Ông Hán Quỳnh Châu, cán bộ của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện xây dựng mô hình cung cấp: “Lâm Đồng có diện tích cà phê tới 150 ngàn ha nhưng diện tích được cấp các chứng nhận sản xuất như UTZ, 4C mới là trên 40 ngàn ha, sản lượng 145 tấn. Chúng tôi thực hiện mô hình nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng cà phê theo hướng bền vững, tạo hướng đi cho bà con cũng như tương lai cho cây cà phê Lâm Đồng”.

Lựa chọn cây cà phê chè do nguyên nhân trên thị trường xuất khẩu, hạt cà phê chè được đánh giá cao và mang lại giá trị lớn hơn so với hạt cà phê vối. Không chỉ dừng lại ở nâng cao chất lượng hạt cà phê, mô hình này còn hình thành liên kết “4 nhà”, với sự tham gia bao tiêu sản phẩm của Công ty TNHH Hải Phương Nam (Bảo Lộc) và 30 nông hộ của Tà Nung, Đà Lạt và 30 nông hộ thuộc xã Hoài Đức, Lâm Hà.

Bộ tiêu chuẩn UTZ Certified áp dụng với nông dân có khá nhiều khó khăn do tập quán canh tác của nông dân còn nhiều lạc hậu. Anh Đặng Công Duy, chuyên gia tư vấn kỹ thuật của Công ty Hải Phương Nam nhận xét: “Áp dụng các phương pháp canh tác theo chuẩn ban đầu nông dân gặp nhiều khó khăn do chưa quen với các quy định chặt chẽ.

Nhưng cùng thời gian tập huấn, bà con quen dần và thích ứng khá tốt với phương pháp canh tác mới. Riêng với bà con người dân tộc thiểu số, việc ghi chép sổ nông hộ còn chưa thành thói quen, vẫn còn cần được hướng dẫn thường xuyên”.

Công ty ngoài hỗ trợ tư vấn kỹ thuật còn bao tiêu sản phẩm cho những bà con tham gia mô hình với giá cả cao hơn bên ngoài từ 300-500 đồng/kg. Tuy nhiên, không chỉ là vấn đề giá cả, quan trọng là với bộ chuẩn canh tác mới, chi phí đầu vào cho cây cà phê giảm từ 25-30% do giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động… nên chi phí đầu vào tổng thể giảm, nông dân được hưởng lợi rất nhiều.

Từ những hộ trong mô hình, nhiều cuộc tập huấn đã được tổ chức, giới thiệu phương pháp canh tác mới đến với nông dân xung quanh, tạo tiếng vang và tạo nền cho việc phát triển ngành cà phê.

Phát triển ngành cà phê Lâm Đồng không thể không hướng tới việc nâng cao năng suất chất lượng. Tiềm năng đất đai là giới hạn, không thể khai thác mãi dựa trên diện tích đất đai rộng lớn. Nâng cao chất lượng hạt cà phê dựa trên nền có sẵn là xu hướng phát triển hợp lý.

Ngoài ra, canh tác theo các bộ tiêu chuẩn tiên tiến đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm, giúp cuộc sống của người nông dân được nâng cao về mặt chất lượng sống. Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng khuyến cáo: “Không thể canh tác dựa vào thói quen và kinh nghiệm hay tiềm năng đất đai, sản xuất nông nghiệp trong tương lai phải theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

Giúp nông dân sản xuất những hạt cà phê sạch với chi phí thấp sẽ giúp cà phê Lâm Đồng nâng cao giá trị. Tất nhiên phát triển nông nghiệp bền vững không phải là việc tức thời mà sẽ là cả quá trình lâu dài nhưng chúng tôi sẽ đồng hành cùng với sự phấn đấu của bà con nông dân”.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Vụ Buôn Bán Động Vật Hoang Dã Qua Đường Hàng Không Nhiều Vụ Buôn Bán Động Vật Hoang Dã Qua Đường Hàng Không

Trong số đó, Chi cục đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, gồm 28 chiếc sừng với tổng trọng lượng 48,6 kg, trị giá ước tính gần 50 tỷ đồng; 9 vụ vận chuyển trái phép ngà voi, gồm 212 chiếc ngà voi và 128 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ ngà voi với tổng trọng lượng 334,4 kg, trị giá ước tính khoảng 12 tỷ đồng.

03/11/2014
Giải Pháp Hạ Giá Thành Sản Xuất Giải Pháp Hạ Giá Thành Sản Xuất

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

03/11/2014
Quýt Đường Gặp Khó Quýt Đường Gặp Khó

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

03/11/2014
Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3 Đô Lương (Nghệ An) Chủ Động Giống Cá Vụ 3

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

03/11/2014
Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm Xây Dựng Các Giải Pháp Phòng, Chống Dịch Bệnh Đốm Trắng Và Hoại Tử Gan Tụy Cấp Trên Tôm

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

03/11/2014