Đã Xuất Khẩu Gần 4,5 Triệu Tấn Gạo

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngày 22/9/2014 cho biết, tính đến ngày 18/9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Cụ thể, kết quả giao hàng từ ngày 1 đến ngày 18/9/2014 đạt 210.512 tấn, trị giá FOB 85,829 triệu USD, trị giá CIF 94,002 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 18/9/2014 đạt 4,453 triệu tấn, trị giá FOB 1,916 tỷ USD, trị giá CIF 2,025 tỷ USD.
Được biết, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đến hết ngày 19/9 đạt 445 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng trước, nhưng tăng 85 USD so với cùng kỳ năm 2013. Cùng với việc đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đã ký trước đó, sắp tới Việt Nam sẽ xuất khẩu 200 ngàn tấn gạo loại 25% tấm sang Philippin.
VFA cho biết thêm, giá lúa và gạo nguyên liệu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang giảm nhẹ nhưng giá gạo xuất khẩu thành phẩm lại nhích lên chút ít. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.600– 5.700 đ/kg, lúa dài khoảng 5.800 – 5.900 đ/kg, giảm từ 50-100 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.400 – 7.500 đ/kg, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.300 – 7.400 đ/kg, giảm 100 đồng/kg mỗi loại. Tuy nhiên, giá gạo thành phẩm laijt ăng nhẹ khoảng 50- 100 đồng/kg, cụ thể: gạo 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.050 – 9.150 đ/kg, gạo 15% tấm 8.700 – 8.800 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.150 – 8.250 đ/kg tùy theo chất lượng và địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang kết hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành tổ chức Lễ ra mắt mô hình tổ liên kết nuôi cá điêu hồng, ở ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú.
Hơn 10 năm qua, khi người dân thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm càng xanh (TCX) theo hướng thâm canh trên đất lúa ở xã Nhị Mỹ, mô hình đã tạo “cú hích” cho quá trình phát triển kinh tế vùng đất này.

Từ đầu năm đến nay, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa ẩm kéo dài, nắng nóng thất thường, nhiệt độ tăng cao đột biến so với mọi năm làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi, thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. Do chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên đến thời điểm này đàn gia súc, gia cầm (GSGC) của tỉnh Nam Định vẫn được đảm bảo an toàn, chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định, góp phần tăng trưởng kinh tế ngành NN và PTNT.
Trong năm 5 qua, phong trào thi đua yêu nước của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên không ngừng được đẩy mạnh, có sức lan tỏa sâu rộng và đạt được kết quả đáng khích lệ.

Chiều 31-8, ông Nguyễn Đình Thạnh, Trưởng Trạm Thú y huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) xác nhận trên địa bàn xã Lương Sơn đã xuất hiện một ổ dịch cúm H5N1 trên đàn vịt của một hộ chăn nuôi.