Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu nông sản cứ Trung Quốc mua gì, nông dân lại ào ào đi trồng…

Xuất khẩu nông sản cứ Trung Quốc mua gì, nông dân lại ào ào đi trồng…
Ngày đăng: 16/05/2015

Trong những ngày vừa qua, câu chuyện hàng chục xe tải chở dưa hấu của Quảng Nam ùn tắc tại cửa khẩu Lạng Sơn nhiều ngày và cả nước đã chung tay cứu dưa hấu bằng… giải pháp “nghĩa tình” khi vận chuyển dưa hấu về các điểm bán ở các thành phố lớn tiêu thụ giúp đã dấy lên những lo ngại về tình trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Sau dưa hấu Quảng Nam, hàng nghìn tấn hành tím Sóc Trăng tiếp tục được giải cứu bằng cách tương tự. Và trong khoảng 1 tháng tới, nếu không có các giải pháp triệt để, rất có thể hàng nghìn tấn vải Thanh Hà (Hưng Yên) cũng sẽ lâm vào cảnh… cần được giải cứu.

Chia sẻ về câu chuyện giải cứu nông sản tại Hội nghị bàn các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo hướng bền vững do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 14/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nông dân Quảng Nam đang hối hả trồng vụ dưa mới. Diện tích trồng dưa hấu của Quảng Nam khoảng 10.000 ha, cho năng suất 18 tấn/ha và chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Không ai nói xuất khẩu cho Trung Quốc là bền vững, nhưng chúng tôi vẫn phải bán cho Trung Quốc. Trong khi đó, thông tin từ thị trường này chưa nhiều. Lâu nay, chúng tôi vẫn không biết thị trường Trung Quốc mua theo kiểu gì, bán như thế nào? Cứ Trung Quốc mua nhiều thì nông dân lại ào ào đi trồng, mua ít thì phá đi” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam lại cho rằng sản xuất phải căn cứ vào thị trường. Trung Quốc là thị trường lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam nhưng hàng hóa lại đi qua đường tiểu ngạch. Do vậy vai trò của cơ quan dự báo thị trường rất quan trọng, Nhà nước cần hỗ trợ thông tin đầy đủ hơn về thị trường này để các địa phương định hướng sản xuất sản phẩm lâu dài.

Trong khi đó, ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam lại cho rằng, câu chuyện dưa hấu không lạ, không mới, cứ tháng 4 hàng năm chúng ta lại gặp.

“Rau quả không thể không nói đến mùa vụ, mùa vụ là tất yếu, đến lúc nó phải rộ lên. Vải không phải chỉ Việt Nam có, thanh long, dưa hấu cũng vậy. Nhưng sở dĩ chúng ta bán được vì lúc chúng ta có nước khác không có” – ông Ánh nói.

Còn theo bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á – Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu được thực hiện qua đường tiểu ngạch. Các đối tác phía Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách thương mại biên giới của địa phương với các hình thức buôn bán không ổn định nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và rủi ro bất thường.

Ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam thì cho rằng, trong những năm trước mắt, có thể mở cửa xuất khẩu sang các thị trường khác, nhưng vẫn phải đánh giá Trung Quốc là thị trường lớn cần thúc đẩy và bám vững.

Cũng tại hội nghị, ông Trương Quang Hoài Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá, vấn đề căn bản của nông sản Việt Nam nằm ở khâu bảo quản sau thu hoạch. Khâu bảo quản yếu khiến chất lượng nông sản giảm rất nhiều.

“Năm 1995, khi hội nhập ASEAN, báo cáo hội nhập nói tổn thất sau thu hoạch nông sản ở mức 25 -30%. Đến giờ, tỷ lệ tổn thất này vẫn vậy, chúng ta không có tiến bộ gì. Chúng ta cần một chính sách hết sức rõ ràng trong đầu tư công nghệ sau thu hoạch với những ưu đãi cụ thể” - ông Nam kiến nghị.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, đã đến lúc phải làm rõ vai trò của cơ quan địa phương ở đâu trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Bên cạnh đó là khâu hỗ trợ thông tin. Bộ, ngành liên quan sẽ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, dự báo về thị trường cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho nông dân nắm được.

Đồng thời, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, công tác mở cửa thị trường không thể chỉ là lý thuyết; cần nâng cao vai trò của các tham tán thương mại trong chiến lược thâm nhập thị trường cho các sản phẩm này.


Có thể bạn quan tâm

Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè Khảo Sát Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Lồng Bè

Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.

20/10/2014
Công Nghệ Chế Biến Sẽ Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá Công Nghệ Chế Biến Sẽ Gia Tăng Giá Trị Cho Ngành Cá

Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.

20/10/2014
Nuôi Lợn Rừng Cách Phát Triển Kinh Tế Ở Đồng Quế (Vĩnh Phúc) Nuôi Lợn Rừng Cách Phát Triển Kinh Tế Ở Đồng Quế (Vĩnh Phúc)

Đồng Quế là một xã nghèo của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn nhiề khó khăn, với địa hình hiểm trở, đa phần là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng không vì thế mà người dân Đồng Quế đầu hàng với số phận, họ vẫn nung nấu quyết tâm, không ngừng vươn lên để tìm cho mình cách phát triển kinh tế..

20/10/2014
Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi Làm Giàu Từ Trang Trại Chăn Nuôi

Là một trong năm trang trại được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp (Đắc Lắk) cấp giấy chứng nhận hoạt động, trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Hoạt (sinh năm 1987) ở thôn 10, xã Ea Lê đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

20/10/2014
Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông) Bàn Giao 130 Con Bò Giống Cho Hộ Nghèo Ở Krông Nô (Đắk Nông)

Trong khuôn khổ chương trình do quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup (Hà Nội) tài trợ, ngày 17/10, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã tổ chức bàn giao 130 con bò giống cho các hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn huyện.

20/10/2014