Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu nông sản cứ Trung Quốc mua gì, nông dân lại ào ào đi trồng…

Xuất khẩu nông sản cứ Trung Quốc mua gì, nông dân lại ào ào đi trồng…
Publish date: Saturday. May 16th, 2015

Trong những ngày vừa qua, câu chuyện hàng chục xe tải chở dưa hấu của Quảng Nam ùn tắc tại cửa khẩu Lạng Sơn nhiều ngày và cả nước đã chung tay cứu dưa hấu bằng… giải pháp “nghĩa tình” khi vận chuyển dưa hấu về các điểm bán ở các thành phố lớn tiêu thụ giúp đã dấy lên những lo ngại về tình trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Sau dưa hấu Quảng Nam, hàng nghìn tấn hành tím Sóc Trăng tiếp tục được giải cứu bằng cách tương tự. Và trong khoảng 1 tháng tới, nếu không có các giải pháp triệt để, rất có thể hàng nghìn tấn vải Thanh Hà (Hưng Yên) cũng sẽ lâm vào cảnh… cần được giải cứu.

Chia sẻ về câu chuyện giải cứu nông sản tại Hội nghị bàn các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ rau quả, trái cây theo hướng bền vững do Bộ Công thương tổ chức chiều ngày 14/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nông dân Quảng Nam đang hối hả trồng vụ dưa mới. Diện tích trồng dưa hấu của Quảng Nam khoảng 10.000 ha, cho năng suất 18 tấn/ha và chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Không ai nói xuất khẩu cho Trung Quốc là bền vững, nhưng chúng tôi vẫn phải bán cho Trung Quốc. Trong khi đó, thông tin từ thị trường này chưa nhiều. Lâu nay, chúng tôi vẫn không biết thị trường Trung Quốc mua theo kiểu gì, bán như thế nào? Cứ Trung Quốc mua nhiều thì nông dân lại ào ào đi trồng, mua ít thì phá đi” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Nam lại cho rằng sản xuất phải căn cứ vào thị trường. Trung Quốc là thị trường lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam nhưng hàng hóa lại đi qua đường tiểu ngạch. Do vậy vai trò của cơ quan dự báo thị trường rất quan trọng, Nhà nước cần hỗ trợ thông tin đầy đủ hơn về thị trường này để các địa phương định hướng sản xuất sản phẩm lâu dài.

Trong khi đó, ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam lại cho rằng, câu chuyện dưa hấu không lạ, không mới, cứ tháng 4 hàng năm chúng ta lại gặp.

“Rau quả không thể không nói đến mùa vụ, mùa vụ là tất yếu, đến lúc nó phải rộ lên. Vải không phải chỉ Việt Nam có, thanh long, dưa hấu cũng vậy. Nhưng sở dĩ chúng ta bán được vì lúc chúng ta có nước khác không có” – ông Ánh nói.

Còn theo bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á – Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu được thực hiện qua đường tiểu ngạch. Các đối tác phía Trung Quốc thường xuyên áp dụng chính sách thương mại biên giới của địa phương với các hình thức buôn bán không ổn định nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và rủi ro bất thường.

Ông Lê Văn Ánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam thì cho rằng, trong những năm trước mắt, có thể mở cửa xuất khẩu sang các thị trường khác, nhưng vẫn phải đánh giá Trung Quốc là thị trường lớn cần thúc đẩy và bám vững.

Cũng tại hội nghị, ông Trương Quang Hoài Nam – Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đánh giá, vấn đề căn bản của nông sản Việt Nam nằm ở khâu bảo quản sau thu hoạch. Khâu bảo quản yếu khiến chất lượng nông sản giảm rất nhiều.

“Năm 1995, khi hội nhập ASEAN, báo cáo hội nhập nói tổn thất sau thu hoạch nông sản ở mức 25 -30%. Đến giờ, tỷ lệ tổn thất này vẫn vậy, chúng ta không có tiến bộ gì. Chúng ta cần một chính sách hết sức rõ ràng trong đầu tư công nghệ sau thu hoạch với những ưu đãi cụ thể” - ông Nam kiến nghị.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Thứ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, đã đến lúc phải làm rõ vai trò của cơ quan địa phương ở đâu trong việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Bên cạnh đó là khâu hỗ trợ thông tin. Bộ, ngành liên quan sẽ phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, dự báo về thị trường cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho nông dân nắm được.

Đồng thời, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng khẳng định, công tác mở cửa thị trường không thể chỉ là lý thuyết; cần nâng cao vai trò của các tham tán thương mại trong chiến lược thâm nhập thị trường cho các sản phẩm này.


Related news

Gần Một Nghìn Ha Cà Phê Thiệt Hại Do Rét Đậm, Rét Hại Và Sương Muối Gần Một Nghìn Ha Cà Phê Thiệt Hại Do Rét Đậm, Rét Hại Và Sương Muối

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 12/2013 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, ở các tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện rét đậm, rét hại, một số vùng xuất hiện tuyết rơi, sương muối nhiệt độ xuống dưới 3 độ C.

Wednesday. January 22nd, 2014
Canh Tác Lúa Theo Phương Thức Hữu Cơ Năng Suất Đạt Từ 6 - 7 Tấn/ha Canh Tác Lúa Theo Phương Thức Hữu Cơ Năng Suất Đạt Từ 6 - 7 Tấn/ha

Qua đánh giá, năng suất lúa trình diễn trong dự án đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Quy trình canh tác sử dụng 100% hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo đạt chất lượng xuất khẩu.

Wednesday. January 22nd, 2014
Nấm Linh Chi “Made In Huế” Nấm Linh Chi “Made In Huế”

Nấm linh chi lâu nay được người dân ví như một trong những loại thảo dược quý nên đang là sản phẩm “hot” trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đã tận dụng mùn cưa để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu nấm linh chi “Made in Huế”.

Wednesday. January 22nd, 2014
Ký Hợp Đồng Tài Trợ 70 Triệu USD Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn Ký Hợp Đồng Tài Trợ 70 Triệu USD Xây Dựng Cánh Đồng Mẫu Lớn

Bên cạnh đó, nguồn tài trợ này sẽ góp phần xây dựng các giải pháp sáng tạo, thích hợp cho Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tài trợ trước xuất khẩu, tài trợ thu hồi và tài trợ liên quan đến dự án, mở rộng mạng lưới khách hàng quốc tế.

Wednesday. January 22nd, 2014
Nông Dân Rầu Lòng Vì Giá Rau Rẻ Nông Dân Rầu Lòng Vì Giá Rau Rẻ

Những tưởng gần đến Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, giá rau sẽ tăng, song thực tế những ngày này, đa số các hộ trồng rau ở ngoại thành Hà Nội đều buồn bã vì giá rau "rẻ như cho".

Wednesday. January 22nd, 2014