Phú Giáo (Bình Dương) Hơn 12.000 Ha Cao Su Bị Nhiễm Bệnh Phấn Trắng
Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Phú Giáo (Bình Dương), tổng diện tích cây cao su bị nhiễm các loại bệnh trên địa bàn huyện trong 6 tháng đầu năm 2014 là 12.749 ha, trong đó có 12.698 ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng với tỷ lệ bệnh là 15 - 75%.
Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tạo điều kiện cho phấn trắng phát triển. Trong thời gian qua, Trạm BVTV huyện Phú Giáo đã hướng dẫn nông dân thường xuyên theo dõi để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Ông Nguyễn Trường Hải, Trưởng trạm BVTV huyện Phú Giáo, cho biết hiện nay trạm đang tiếp tục tăng cường công tác điều tra, dự báo, tập huấn, hướng dẫn nông dân theo dõi sát tình hình sâu bệnh trên địa bàn nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).
Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.
Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.
Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.