Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Doanh Nghiệp Vét Gạo Phục Vụ Xuất Khẩu, Nông Dân Vui

Doanh Nghiệp Vét Gạo Phục Vụ Xuất Khẩu, Nông Dân Vui
Ngày đăng: 04/07/2014

Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng nhanh, và xu hướng tăng này đã bắt đầu từ vài hôm trước. Nhiều dự báo cho rằng khả năng lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt với khối lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký nhưng chưa giao còn hơn 2 triệu tấn.

Hợp đồng vẫn còn hơn 2 triệu tấn

Theo một nguồn tin riêng từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ gửi cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, lũy kế hợp đồng xuất khẩu gạo mà Việt Nam đã ký với đối tác, tính đến ngày 20-6-2014, đạt 5,079 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hợp đồng tấp trung chiếm khoảng 1,6 triệu tấn, tương đương 12% và hợp đồng thương mại chiếm hơn 3,4 triệu tấn, tương đương khoảng 88%.

Còn theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 20-6, xuất khẩu gạo của doanh nghiệp hội viên VFA đạt hơn 2,8 triệu tấn. Như vậy, sau khi cân đối giữa khối lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký (5,079 triệu tấn) và phần hợp đồng đã giao cho đối tác (hơn 2,8 triệu tấn), hiện doanh nghiệp còn khoảng 2,2 triệu tấn gạo đang chờ giao cho đối tác nhập khẩu thời gian tới.

Trong khi đó, nguồn tin trên từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, cho biết lượng gạo còn tồn kho ở các doanh nghiệp hội viên VFA chỉ khoảng 1 triệu tấn, tính đến ngày 20-6-2014. Điều này, có nghĩa để thực hiện hết số lượng hợp đồng trên, ít nhất doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải mua thêm khoảng 1,2 triệu tấn gạo nữa, một con số khá lớn.

Thực tế, do đang thiếu hụt nguồn cung để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký, cho nên doanh nghiệp đang đẩy mạnh mua vào, thậm chí có hiện tượng doanh nghiệp “vét” gạo để phục vụ cho nhu cầu này.

Theo ông Nguyễn Thanh Thọ, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, hiện sức tiêu thụ gạo của các doanh nghiệp xuất khẩu tăng rất mạnh. “Chúng tôi xay xát ra bao nhiêu gạo, họ (doanh nghiệp) cũng gom mua hết, không hạn chế về số lượng, buôn bán cũng rất dễ dàng”, ông Thọ cho biết.

Trong khi đó, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, cho rằng do doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang phải cạnh tranh nguồn gạo với thương lái/doanh nghiệp bán tiểu ngạch sang Trung Quốc cho nên tình hình tiêu thụ lúa gạo hiện nay rất sôi động, “chỉ hơn một tuần giá gạo đã tăng 400 đồng/kg rồi”, ông Tuấn nói.

Nông dân mừng vì giá nhảy vọt

Nếu như cách đây mấy hôm, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 được doanh nghiệp tại ĐBSCL mua với giá 6.600-6.700 đồng/kg, thì hiện tiếp tục tăng lên mức 6.750-6.850 đồng/kg; gạo nguyên liệu hạt dài dùng chế biến gạo 5% tấm cũng vượt lên mức 7.800-7.900 đồng/kg, tăng 100-150 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.

Ông Nguyễn Thành Hơn, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết hiện lúa IR 50404 tươi được thương lái tại ĐBSCL mua vào dao động quanh mức giá 4.300-4.400 đồng/kg và 4.700-4.800 đồng/kg đối với lúa hạt dài OM 4218, OM 5451…, tăng bình quân 100 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần.

Giá gạo tiếp tục tăng mạnh khiến tình hình tiêu thụ lúa hè thu 2014 ở ĐBSCL cũng sôi động hẳn lên, nông dân vui mừng vì bán lúa được dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Văn Thành, nông dân huyện Tân Thạnh, Long An, cho biết mấy ngày qua, có rất nhiều thương lái chạy khắp nơi tìm kiếm lúa để mua. “Dù giá có thấp hơn chút đỉnh nhưng ngay cả mấy đám ruộng bị sập (đổ ngã) họ (thương lái) cũng đồng ý mua hết, chứ như mấy hôm trước dễ gì họ mua”, ông Thành nói.

Theo ghi nhận của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, hiện tại lúa của bà con nông dân chín đến đâu đều có thương lái hoặc cò (người đại diện cho thương lái đi đàm phán mua lúa của nông dân- PV) đến mua tới đó, tiêu thụ cũng rất sôi động.

Tuy nhiên, theo bà con nông dân, so với thời điểm hồi đầu vụ hè thu 2014, hiện giá lúa được thương lái mua vào vẫn còn thấp hơn khoảng 100-200 đồng/kg.

Theo thông tin từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại ĐBSCL, so với thời điểm hồi đầu tuần, hiện giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục tăng thêm 10 đô la Mỹ/tấn, lên mức giá 415-425 đô la Mỹ/tấn đối với loại 5% tấm và 365-375 đô la Mỹ/tấn đối với loại 25% tấm.

Trong khi đó, giá chào xuất khẩu gạo thơm Jasmines vẫn ổn định ở mức 575-585 đô la Mỹ/tấn.


Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng Tọa đàm tìm hiểu nguyên nhân tôm chết ở HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa Sóc Trăng

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.

01/09/2015
Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng Nông dân Lý Nhân - Hà Nam đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng

Phát huy lợi thế có hơn 27 km sông Hồng chạy qua, từ năm 2012 nhiều hộ nông dân của huyện Lý Nhân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng. Thực tế cho thấy mô hình nuôi cá lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nên phát triển số hộ nuôi khá nhanh... Hiện toàn huyện đã có 14 hộ dân áp dụng mô hình này với tổng số 166 lồng cá tập trung ở các xã Phú Phúc, Đạo Lý và Nhân Đạo, chủ yếu nuôi cá Lăng, cá Chép, cá Diêu hồng và Cá Rô phi.

01/09/2015
Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên Thả 1.500kg cá giống xuống búng Bình Thiên

Ngày 28-8, UBND huyện An Phú (An Giang) tổ chức lễ thả 169.000 con cá giống (tương đương 1,5 tấn) xuống búng Bình Thiên. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng đã đến dự và tham gia thả cá.

01/09/2015
Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.

01/09/2015
Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2 Khắc phục tác động xấu môi trường, mở rộng diện tích nuôi tôm sú vụ 2

Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, cho biết: Trong tháng 8/2015, nông dân các huyện ven biển thả nuôi 167 triệu con tôm sú, diện tích 527 ha, hơn 510 triệu con tôm thẻ chân trắng, diện tích 810 ha. Nâng tổng số đến nay toàn vùng thả nuôi 1,97 tỷ con tôm sú, diện tích 19.125 ha; 2,28 tỷ con thẻ chân trắng, diện tích 4.139 ha.

01/09/2015