Vươn Lên Từ Mô Hình Trồng Rau An Toàn

Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.
Hơn 10 năm sản xuất theo mô hình trồng RAT, anh Đỗ Thanh Bình đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. Anh Bình cho biết: “Gia đình tôi đã nhiều năm trồng rau, nhưng cũng chỉ trồng theo phương thức truyền thống, canh tác đại trà, chăm sóc theo kinh nghiệm nên sản lượng và chất lượng rau không cao, khó tiêu thụ.
Từ khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn trồng RAT theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả của gia đình làm ra đến đâu được thương lái mua hết đến đó nên cho gia đình thu nhập ổn định”.
Với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi qua sách báo, qua các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, những lần tham quan mô hình trồng RAT hiệu quả… đã giúp anh Bình xây dựng thành công mô hình trồng RAT.
Hiện nay, trên diện tích 1 ha, anh Bình đã tập trung trồng xen canh cây cao su với dưa leo, khổ qua, bầu, mướp... Mỗi loại được anh trồng trên diện tích 3.000m2, mỗi năm thu được 3 vụ; sau khi trừ chi phí mỗi vụ cho anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
“Vụ vừa rồi vườn dưa leo trúng giá, bình quân 7.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi hái được từ 600 - 700kg bán cho thương lái tại vườn nên thu nhập cũng khá. Làm mô hình này tuy hơi vất vả nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống, xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ các phương tiện sinh hoạt và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn”, anh Bình chia sẻ.
Anh Bình cho biết thêm, quá trình trồng RAT anh đã tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật sản xuất từ cách làm đất, ủ phân đến cách sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép... nên hạn chế sâu bệnh, kiểm soát được thời gian phun thuốc trước khi thu hoạch và bảo đảm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho hoa màu khi đến tay người tiêu dùng.
Là hội viên tổ sản xuất RAT của xã, anh Bình rất tích cực trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các hội viên khác. Điều anh trăn trở là hiện nay nhiều hộ muốn trồng RAT còn gặp khó khăn về vốn và đầu ra cho sản phẩm. Bà con rất mong nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện tốt hơn nữa từ các cấp, các ngành để người dân có hướng làm ăn hiệu quả.
Ông Phạm Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa, cho biết mô hình sản xuất RAT của anh Bình không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động của hội viên nông dân trong xã, giúp họ hiểu hơn trong sản xuất, chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 27-4, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai thực hiện công trình thanh niên “Mô hình trồng rong sụn biển và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ dân”.

Ở ĐBSCL, cá tra, tôm nước lợ là hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực. Qua 3 tháng đầu năm 2015, tín hiệu từ vùng nuôi và thị trường XK không lạc quan như mong đợi.

Ban chỉ đạo điều tiết nước tỉnh Bạc Liêu vừa thông báo lịch điều tiết nước 15 ngày đầu tháng 5. Việc mở, đóng cống ở vùng mặn và vùng ngọt nhằm trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa hè thu, bảo đảm nước mặn cho vùng nuôi tôm phía Bắc Quốc lộ 1A.

Hộ nuôi tôm ở huyện Tuy An (Phú Yên) gặp nhiều khó khăn khi tôm nuôi bị dịch bệnh trên diện rộng. Các cơ quan chuyên môn ở huyện Tuy An cho biết, tình trạng dịch bệnh xảy ra gây hại trên tôm nuôi vụ I/2015 ở địa phương này đã và đang diễn biến khá phức tạp.

Hiện sản lượng đánh bắt thủy sản của Quảng Ngãi đã lên tới 4.000-5.000 tấn, đạt được khoảng 40% kế hoạch đánh bắt cả năm. Thời điểm này, những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời khai thác trên biển khơi. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên bà con ngư dân đánh bắt được nhiều loại thủy sản, giá bán cao.