Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ngày càng cao

VASEP cho biết, Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn trên thế giới.
NK tôm của Trung Quốc năm 2014 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 555 triệu USD, tăng lần lượt 10% và 26% so với năm 2013.
Bảy tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Trung Quốc đạt hơn 323 triệu USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó Thái Lan là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc, tiếp đó là Canada lần lượt tăng 48,5 và 46%.
Theo VASEP, từ năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ 4 NK tôm của Việt Nam, chiếm 11,2% tỷ trọng.
XK tôm sang thị trường này liên tục gia tăng qua các năm.
Tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc. Nửa đầu tháng 10/2015, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 20 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Từ đầu năm tính tới 15/10/2015, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt trên 268 triệu USD, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc hiện vẫn duy trì vị trí thứ 4 về NK tôm Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU.
Nguyên nhân khiến NK tôm vào Trung Quốc có xu hướng tăng những năm gần đây, theo VASEP, là do sản xuất tôm trong nước gặp khó khăn trong bối cảnh điều kiện thời tiết không thuận lợi cộng với dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Đây cũng là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam do không yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, vị trí địa lý gần và kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng.
Trong khi tiêu thụ tại các thị trường tôm chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, EU sụt giảm, thì Trung Quốc là thị trường thay thế của nhiều DN tôm Việt Nam.
Tính đến hết tháng 9 năm nay, có khoảng 35 DN XK tôm vào thị trường này với các sản phẩm chủ lực như tôm sú tươi nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm khoảng 30% số lô hàng XK), tôm chân trắng nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (30%), còn lại là tôm chế biến và tôm hùm, tôm tít sống...
VASEP cho biết, sản lượng tôm năm 2015 của Trung Quốc dự kiến giảm 25-40% so với 2014, thấp hơn nhiều so với 2013.
Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Ấn Độ và Ecuador về NK tôm nguyên liệu để chế biến.
Việt Nam cũng là một nguồn cung cấp tôm nguyên liệu cho mục đích chế biến của Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Theo ghi nhận, hiện chỉ duy nhất tỉnh Bạc Liêu có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống quy mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thả nuôi của nông dân. Còn lại hầu hết các địa phương như: TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… đều thiếu con giống trầm trọng, phải trông chờ vào nguồn giống nhập từ nơi khác về, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), trong 2 ngày qua đã có hơn 25ha tôm nuôi bị chết do sốc nước. Phần lớn trong số này, tôm được thả nuôi theo phương pháp hồ hở, tập trung ở các xã An Cư, An Hòa và An Hiệp, nơi có nhiều đợt mưa lớn xảy ra trong các ngày 11 và 12/5.

Sen Tịnh Tâm trồng trong kinh thành Huế để phục vụ ẩm thực cho vua và hoàng cung. Mặc dù đã có thương hiệu và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên người trồng sen ở Tịnh Tâm (Huế) hiện nay đã mất dần niềm tin với nghề khi hiệu quả sản xuất lẫn thu nhập không còn như trước đây.

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần giao dịch toàn cầu, điều quan trọng hơn là vai trò và vị trí ngành hồ tiêu Việt Nam từng bước được nâng cao khi các nước bắt đầu lấy giá bán của Việt Nam để tham khảo. Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

Cho vay vốn để mua bò chăn nuôi là mô hình không mới nhưng cách làm mới ở Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Đức Linh (Bình Thuận) là để dân tự chọn bò trước rồi giải ngân là cách làm hay giúp dân thoát nghèo bền vững…