Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc ngày càng cao

VASEP cho biết, Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn trên thế giới.
NK tôm của Trung Quốc năm 2014 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 555 triệu USD, tăng lần lượt 10% và 26% so với năm 2013.
Bảy tháng đầu năm 2015, NK tôm vào Trung Quốc đạt hơn 323 triệu USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó Thái Lan là nước cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc, tiếp đó là Canada lần lượt tăng 48,5 và 46%.
Theo VASEP, từ năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ 4 NK tôm của Việt Nam, chiếm 11,2% tỷ trọng.
XK tôm sang thị trường này liên tục gia tăng qua các năm.
Tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc. Nửa đầu tháng 10/2015, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 20 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Từ đầu năm tính tới 15/10/2015, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt trên 268 triệu USD, giảm 22,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Trung Quốc hiện vẫn duy trì vị trí thứ 4 về NK tôm Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản và EU.
Nguyên nhân khiến NK tôm vào Trung Quốc có xu hướng tăng những năm gần đây, theo VASEP, là do sản xuất tôm trong nước gặp khó khăn trong bối cảnh điều kiện thời tiết không thuận lợi cộng với dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
Đây cũng là thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam do không yêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng, vị trí địa lý gần và kinh tế Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng.
Trong khi tiêu thụ tại các thị trường tôm chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, EU sụt giảm, thì Trung Quốc là thị trường thay thế của nhiều DN tôm Việt Nam.
Tính đến hết tháng 9 năm nay, có khoảng 35 DN XK tôm vào thị trường này với các sản phẩm chủ lực như tôm sú tươi nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (chiếm khoảng 30% số lô hàng XK), tôm chân trắng nguyên con đông lạnh hoặc lột vỏ, bỏ đầu (30%), còn lại là tôm chế biến và tôm hùm, tôm tít sống...
VASEP cho biết, sản lượng tôm năm 2015 của Trung Quốc dự kiến giảm 25-40% so với 2014, thấp hơn nhiều so với 2013.
Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào Ấn Độ và Ecuador về NK tôm nguyên liệu để chế biến.
Việt Nam cũng là một nguồn cung cấp tôm nguyên liệu cho mục đích chế biến của Trung Quốc.
Related news

Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức chương trình "Đối thoại bàn tròn về nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL".

Năm 2014, hoạt đông nuôi tôm nước lợ vẫn còn nhiều khó khăn, do thời tiết bất lợi, tỷ lệ dịch bệnh khá cao, giá tôm lên xuống bất thường... Tuy nhiên, nhìn chung năm nay tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng được ưu tiên chọn nuôi và đa số bà con nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có một vụ mùa thắng lợi.

Năm 2014, diện tích nuôi thủy sản 47.202ha, đạt 106% so với kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển 35.953ha, đạt 112% kế hoạch năm, bao gồm diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được 10.694ha (tôm sú 1.491ha, tôm chân trắng 9.203ha); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa 25.259ha, đạt 100% kế hoạch năm.

Là xã ven biển có diện tích mặt nước mặn, lợ chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên, Đồng Rui có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ cầm. Những năm qua, người dân xã đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đưa giống vịt biển vào nuôi. Hiện nuôi vịt biển đã trở thành một trong những mô hình kinh tế mang lại nguồn thu lớn cho bà con ở đây.

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.