Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.
Tại nội dung công văn khẩn ngày 30/10, Bộ NNPTNT có nêu vấn đề: Thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng buôn bán, nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa và một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ các hành vi gây nguy cơ phát tán ốc bươu vàng.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở NNPTNT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện, không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu huỷ theo quy định.
Sau khi công văn của Bộ NNPTNT gửi xuống các địa phương, nhiều ý kiến cho rằng thu gom ốc bươu vàng để bán hoàn toàn hợp pháp và hợp lý; người dân có thể gia tăng thu nhập, đồng thời cũng là thu gom để chống dịch hại từ loại ốc này. Thực tế, bà con vẫn thường xuyên thu gom ốc bươu vàng để làm thức ăn cho thủy cầm.
Trước những ý kiến từ các địa phương, tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định Bộ NNPTNT không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng, thậm chí còn khuyến khích việc này.
Việc người dân bắt, thu gom ốc bươu vàng có hai cái lợi, đó là hạn chế sinh vật gây hại cho cây trồng và giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh phát tán ốc ra đồng ruộng và bảo vệ môi trường.
Ngay tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Thu cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật có biện pháp quản lý theo hướng cho phép người dân bắt, gom ốc bươu vàng nhưng nghiêm cấm việc nhân nuôi, phát tán.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay giá kén rất ổn định trên 140.000 đồng/kg, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá. Các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân kiến nghị các cơ quan chuyên môn giúp bà con biện pháp bảo vệ tốt cây dâu để tiếp tục phát triển nghề nuôi tằm.

Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.

Mức giá trên chỉ áp dụng đối với khối lượng thóc nhập kho tại các đơn vị nêu trong Công văn số 214/TCDT – KH ngày 20/02/2014 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.