Xuất khẩu thủy sản khó phục hồi

Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hết quý III, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 4,8 tỷ USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bước sang tháng 10, xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh, ước đạt 604 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 33%, cá tra giảm gần 30%, cá ngừ giảm 11%, mực và bạch tuộc giảm 28%.
Nguyên nhân theo Vasep là vì thị trường tiêu thụ kém và biến động tỷ giá khiến cho thủy sản Việt Nam bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá trên thị trường thế giới suốt từ đầu năm đến nay. Làn sóng mất giá và thả nổi giá nội tệ so với USD ở các thị trường và các nước sản xuất chính khiến cho không chỉ tôm mà cả các mặt hàng khác khó cạnh tranh tại thị trường nhập khẩu, nhất là tại Mỹ.
Đối với cá tra, các nhà nhập khẩu tìm cách ép giá, còn các nước đối thủ đẩy mạnh xuất khẩu khiến mặt hàng này vốn trong tình trạng kém sôi động từ 2 năm nay, lại thêm áp lực từ thuế chống bán phá giá giai đoạn POR10 và POR11 với mức thuế cao, đã không còn cơ hội để tăng trưởng trở lại.
Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm ước đạt 5,45 tỷ USD, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng xuất sang các thị trường chính đều giảm mạnh (6 - 26%), trong đó thị trường Mỹ giảm mạnh nhất, gần 27%, EU giảm 19% và Nhật Bản giảm 15%.
Dự báo của Vasep, với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, tổng xuất khẩu thủy sản năm 2015 sẽ đạt khoảng 6,6 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…

Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.

Dù thời gian canh tác kéo dài, năng suất thấp nhưng lúa mùa nổi đang cho thấy những lợi thế mà lúa cao sản ngắn ngày không có được. Đó là khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, làm nền cho canh tác màu theo hướng tạo ra nông sản sạch… Quan trọng hơn, nông dân hoàn toàn có thể nghĩ đến chuyện làm giàu trên ruộng lúa mùa nổi.

Mặc dù giá mủ cao su liên tục giảm mạnh từ đầu năm đến nay nhưng nhìn chung, bà con nông dân trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh vẫn giữ vườn cây. Diện tích cao su chặt phá đến nay khoảng 430 ha, tuy nhiên phần lớn là thanh lý vườn cây già cỗi và tái canh; ngoài ra còn có 119 ha cao su chuyển sang trồng cây ăn trái.

Chúng gây hại trên dừa bằng cách đẻ trứng vào cuống quả. Ấu trùng nở ra là bắt đầu xâm nhập vào trái dừa từ khi còn non, làm rụng trái hoặc làm méo mó, kích thước nhỏ, không còn giá trị thương phẩm. Sâu đục trái dừa cũng bắt đầu tấn công khi trái dừa còn non.